Nói đến quần áo Tết ngày xưa là cả một vở tuồng dài đầy ao ước. Bởi vì cuộc sống lao động thường nhật chỉ đủ ăn, không chạy vạy là tốt lắm rồi. Tôi vốn người miền Trung, làng quê chỉ mỗi bóng tre xanh là nổi bật - đồng điền hạn hẹp. Mưa sủng đất, nắng rôm người. Dầu Tết đến xuân về là rất vui, rất háo hức, nhưng nhìn lại phải lo trăm thứ, trăm bề - ngoài cái ăn... và muốn đổi mới thêm chút nữa...
Minh họa của HƯNG DŨNG
Còn việc sắm sửa quần áo cho mình cho con cái nữa chứ... nhưng thời ấy vải bô đâu nhiều mà may, chỉ có một ít hàng nhập trong
- Ráng may cho ông một bộ kẻng nghe ông! Người vợ trao đổi với chồng như thế. Nhưng mà may loại vải gì - kiểu nào mới được. Vợ bảo chồng: ông cứ thuận ý “áo dài, khăn đóng” cho xong và nó là mốt đa năng: mặc vào dịp Tết, đình đám, lễ hội, ngay cả cưới hỏi. Cũng có thể, khi mình mặc vào người ta đánh giá mình là sĩ tử già hay ít ra cũng là Thầy đồ viết được dăm câu đối đỏ lắm chứ.
Rốt cuộc ông nhà thuận ưng - may áo dài khăn đóng. Nhưng áo phải dùng vải the, vải xuyến đen huyền trông óng ánh cũng đẹp. Đủ để cômlê (complet) thì kèm quần trắng, khăn đóng, và guốc gỗ vông nữa.
Quần áo thì chỉ được may bằng tay, rất kén thợ. Tôi còn nhớ có ông Sáu người Quảng di cư là thợ chuyên may quần áo loại này. Chỉ có áo dài là khó, may cả tuần mới xong. Người thợ phải xe từng sợi chỉ, lần từng mũi kim, đường may tuy không đều nhưng rất nhặt. Áo dài cổ dựng, tà trước, tà sau lửng đến ống quyển, nút thắt 5 hột, cài phía trái từ vai đến hông. Số 5 tượng trưng cho ngũ thường (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín). Khăn đóng cũng được kết 5 tầng theo hình chữ Nhân (l). Các nếp gấp phải thật sắc sảo, vòng đầu lớn nhỏ tùy theo mỗi người. Một thời người ở làng cứ truyền tụng kiểu áo dài na ná áo làng Quan họ Bắc Ninh, hay kiểu Tàu cũng thế...
Quả thực, mốt áo dài khăn đóng từ xưa và đến giờ người ta vẫn còn chuộng. Nó được đưa lên hàng đầu sắc phục Quốc hồn quốc túy của dân tộc Việt
Bất cứ thời nào, dầu thợ may thủ công, hay thợ may công nghiệp, hàng năm ai ai cũng nhớ đến ngày 12 tháng Chạp âm lịch là ngày cúng tổ của mình. Với những nén hương làm ấm lòng người xưa. Giờ tôi có chút thư thới, ngồi tưởng tượng tà áo dài của ông nội tôi ngày nào như còn lung linh trong gió sớm đầu xuân.
Hoàng Ngọc Anh