Thứ Bảy, 05/10/2024 04:22 SA
Những câu chuyện thành công trên thế giới
Thứ Năm, 20/09/2012 14:05 CH

Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã đưa ra sáng kiến Kinh tế Xanh vào cuối năm 2008 nhằm mục tiêu chính là cung cấp các phân tích và hỗ trợ về xây dựng chính sách đầu tư phát triển các lĩnh vực xanh cũng như chính sách giúp “xanh hóa” nền kinh tế. Đến nay, UNEP đã chọn lựa ra được 8 lĩnh vực khác nhau của Kinh tế Xanh. Đó là: Năng lượng tái tạo ở Trung Quốc; Thuế tái tạo ở Ke­nya; Nông nghiệp hữu cơ ở Uganda; Quy hoạch đô thị bền vững tại Brazil; Cơ sở hạ tầng sinh thái ở nông thôn Ấn Độ; Quản lý rừng tại Nepal; Dịch vụ sinh thái ở Ecuador; Năng lượng mặt trời tại Tunisia. Đây là những minh chứng cho sự quan tâm ngày càng tăng của các nước đang phát triển đối với Kinh tế Xanh.

Bài 1: Năng lượng tái tạo ở Trung Quốc Năng lượng gió

Từ năm 2005-2009, tốc độ tăng trưởng hàng năm công suất phát điện từ năng lượng gió đều hơn 100%. Cùng với việc lắp đặt thêm (năm 2009) nâng tổng công suất thêm 13,8GW, Trung Quốc đã trở thành nước dẫn đầu thế giới về công suất bổ sung và thứ 2 thế giới (sau Mỹ) về công suất lắp đặt. Tham vọng phát triển ngành này còn thể hiện ở mục tiêu tăng công suất lắp đặt từ 30GW lên 100GW năm 2020 của chính phủ.

Để trực tiếp khuyến khích sản xuất tua-bin gió ở các địa phương, Trung Quốc đã thực hiện chính sách khuyến khích liên doanh và chuyển giao công nghệ trong công nghệ tua-bin gió lớn và bắt buộc sử dụng các sản phẩm tua-bin gió của địa phương trong các công trình. Bộ Khoa học và Công nghệ cũng trợ cấp chi phí R&D (nghiên cứu và phát triển) cho việc sản xuất năng lượng gió, đặc biệt năm 1996 đã thành lập Quỹ năng lượng tái tạo. Các nhà sản xuất tua-bin gió địa phương như Sinovel Wind, Goldwind Science và Technology, and Dongfang Electric, tới năm 2008, đã chiếm hơn một nửa thị trường, vốn bị chi phối bởi các nhà cung cấp nước ngoài.

Năm 2006, Ủy ban Phát triển và Cải cách quốc gia Trung Quốc đã ban hành các biện pháp tạm thời về quản lý thuế và phân bố phí năng lượng tái tạo. Cùng với Luật Năng lượng tái tạo, các quy định khuyến khích giảm giá năng lượng gió quy định rằng một mô hình giá cả cạnh tranh đấu thầu được sử dụng cho thị trường điện gió ở Trung Quốc.

Điện mặt trời

Trung Quốc là nhà sản xuất pin (PV) năng lượng mặt trời lớn nhất của thế giới, đáp ứng 45% nhu cầu PV năng lượng mặt trời toàn cầu (năm 2009). Thị trường trong nước về năng lượng mặt trời đã bắt đầu phát triển những năm gần đây, với khoảng 160 MW PV năng lượng mặt trời được cài đặt và kết nối với lưới điện trong năm 2009.

Nhưng cùng với 12GW ở các dự án lớn, Trung Quốc có thể nhanh chóng trở thành một thị trường lớn ở châu Á và trên thế giới.

Đối với pin mặt trời, Chính phủ cũng đã chỉ ra rằng các mục tiêu cho công suất lắp đặt vào năm 2020 có thể được tăng từ 1,8GW đến 20GW.

Trung Quốc hiện là thị trường lớn nhất thế giới về năng lượng nước nóng mặt trời, chiếm gần hai phần ba tổng lượng tiêu thụ toàn cầu. Hơn 10% hộ gia đình ở Trung Quốc sử dụng thiết bị đun nước nóng mặt trời với hơn 160 triệu m2 diện tích lắp đặt. Sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp sản xuất bình nước nóng năng lượng mặt trời mang lại lợi nhuận cho cả các nhà sản xuất lẫn các hộ gia đình. Nhiều hộ gia đình được sử dụng nước nóng hơn, kéo theo các lợi ích về sức khỏe và vệ sinh.

 

Trong chính sách pháp triển, việc lắp đặt các hệ thống năng lượng nước nóng mặt trời được ưu tiêu cho các lĩnh vực tiêu dùng, chẳng hạn như bệnh viện, trường học, nhà hàng, hồ bơi…

 

Việc làm

 

Đến hết năm 2009, lĩnh vực năng lượng tái tạo ra sản phẩm trị giá 17 tỉ USD và sử dụng khoảng 1,5 triệu lao động, trong đó 600 nghìn lao động trong ngành nhiệt mặt trời, 266 nghìn trong ngành năng lượng sinh học, 55 nghìn trong ngành điện mặt trời và hơn 22 nghìn trong ngành năng lượng gió. Chỉ trong năm 2009, ước tính có trên 300,000 việc làm mới đã được tạo ra.

 

Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy một ví dụ về tăng trưởng trong lĩnh vực năng lượng tái tại có thể tạo ra công ăn, việc làm và tạo thu nhập trong ngành công nghiệp xanh.

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek