Ngày 19/3, ông Đặng Văn Mạnh, Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, đơn vị này đang phối hợp với Phòng NN-PTNT huyện Sơn Hòa, Đồng Xuân xây dựng mô hình quản lý bệnh chổi rồng.
Theo đó, tiến hành tập huấn, tuyên truyền cho cán bộ và nông dân trồng sắn ở xã Sơn Hội (huyện Sơn Hòa) và xã Xuân Sơn Nam (huyện Đồng Xuân) và các vùng lân cận biết về tác hại của bệnh chổi rồng để ngăn chặn lây lan bệnh trên diện rộng. Trên vùng đất đã bị nhiễm bệnh cần thực hiện luân canh với các cây trồng khác từ 1 đến 2 năm, sau đó mới trồng sắn trở lại. Khi trồng sắn niên vụ đến, sử dụng hom sắn ở vùng chưa bị bệnh, xa nơi bị bệnh. Hom sắn trước khi trồng sử dụng hơi nóng hoặc nước nóng 45-600C xử lý trong 40- 60 phút để mất hoạt tính của vi rút phytoplasma gây bệnh.
HOÀI NAM