Sau những giây phút hân hoan khi Việt
Phở là một trong những đặc sản của Việt Nam, có thể sẽ được các nhà đầu tư nước ngoài khai thác
Khi lĩnh vực này được mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài, chúng ta có thể nghĩ đến những kịch bản: Nhà đầu tư nước ngoài sẽ tìm cách lấy bí quyết của những sản phẩm ẩm thực độc đáo hay những đặc sản của Việt Nam, bằng cách mua lại thương hiệu hay quyền khai thác thương hiệu của những quán ăn nổi tiếng (hay nhãn hiệu sản phẩm) đó, tuyển dụng những người đầu bếp – cũng có thể là chủ của các quán ăn nổi tiếng kể trên, với mức lương cao ngất (có thể chỉ trong một thời gian đầu đủ để nhà đầu tư nước ngoài lấy được bí quyết); đề nghị chủ các cơ sở trên góp một tỷ lệ vốn nhất định để thành lập công ty với các nhà đầu tư nước ngoài (nhưng do tiềm lực vốn yếu, chắc hẳn tỉ lệ phần vốn góp của phía Việt Nam sẽ không cao). Sau đó, nhà đầu tư nước ngoài sẽ sử dụng thương hiệu nổi tiếng đó, chế biến sản phẩm đó theo đúng bí quyết của các cơ sở dịch vụ ăn uống nổi tiếng này và thiết lập một hệ thống rộng khắp trên cả nước (và có thể cả ở nước ngoài) theo phương thức franchising (franchise)
Lúc đó, người tiêu dùng có thể sẽ trả một giá cao hơn một chút (thậm chí còn có thể thấp hơn do trình độ kinh doanh tiên tiến được nhà đầu tư nước ngoài áp dụng), nhưng có thể thưởng thức được các món ăn đó với vệ sinh an toàn thực phẩm được bảo đảm tốt hơn, trong một mặt bằng rộng rãi và thoáng mát hơn, được phục vụ lịch sự, chu đáo và ân cần hơn rất nhiều. Tuy nhiên, lợi nhuận thu được từ những thương hiệu, những món ăn truyền thống thuần túy Việt Nam này sẽ chảy phần lớn vào túi của nhà đầu tư nước ngoài, chứ không phải là của người Việt Nam.
Muốn cho lợi nhuận này sẽ chảy vào túi người Việt
Th.S LÊ MINH PHIẾU