Phú Yên Online ngày
Để đảm bảo thông tin hai chiều theo quy định của Luật Báo chí, Báo Phú Yên đăng nội dung của công văn phản hồi trên; đồng thời nêu quan điểm của Tòa soạn về vụ việc này.
Công văn của Công ty SX-XNKCN Phú Yên viết:
1. VỀ VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG:
Theo nội dung bài báo đã đăng, ông Bùi Xuân Khương, Phó Giám đốc Công ty cổ phần An Hưng, cho rằng do Công ty Sản xuất xuất nhập khẩu công nghiệp Phú Yên gán nợ BHXH (thời điểm 31/12/2005) số tiền 755 triệu đồng cho Công ty cổ phần An Hưng dẫn đến cơ quan BHXH Phú Yên không thanh toán chế độ: ốm đau, thai sản, nghỉ việc cho người lao động là hoàn toàn không đúng với thực tế, mà thực chất đây là khoản nợ phải trả cho cơ quan BHXH mà Công ty cổ phần An Hưng đã cam kết nhận mua nợ khi mua Xí nghiệp may xuất khẩu, chi tiết cụ thể vấn đề này như sau:
Xí nghiệp may xuất khẩu trước đây là một bộ phận hạch toán báo sổ trực thuộc Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu công nghiệp Phú Yên. Năm 2005 UBND tỉnh Phú Yên cho phép tách bộ phận Xí nghiệp may bán cho tập thể người lao động tại Xí nghiệp may để được nhiều ưu đãi cho người lao động.
Theo Nghị định 80/2005/NĐ-CP ngày 22/6/2005 của Chính phủ; Quyết định số: 2782/QĐ-UBND của UBND tỉnh Phú Yên về việc bán Xí nghiệp may xuất khẩu thuộc Công ty sản xuất xuất nhập khẩu công nghiệp Phú Yên cho người mua là tập thể người lao động tại Xí nghiệp; Hợp đồng mua bán doanh nghiệp nhà nước ký ngày 26/12/2005 giữa Sở Tài chính Phú Yên (bên bán) với đại diện tập thể người lao động nay là Công ty CP An Hưng (bên mua); Biên bản bàn giao đơn vị phụ thuộc Xí nghiệp may xuất khẩu ký ngày 30/12/2005 giữa Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu công nghiệp Phú Yên với đại diện tập thể người lao động nay là Công ty CP An Hưng. Theo các văn bản này thì điều kiện bên mua là Công ty CP An Hưng được hưởng ưu đãi giảm giá 60% tương đương số tiền 5,161 tỷ đồng, thì phải trả tiền mua ngay một lần và phải kế thừa quyền và nghĩa vụ của Xí nghiệp may xuất khẩu được bán (kế thừa nợ phải thu, phải trả và thực hiện các nghĩa vụ khác có liên quan) tại thời điểm ngày 31/12/2005.
Mặt khác, thực chất đây là một khoản mua nợ giá trị phần vốn nhà nước bán cho Công ty CP An Hưng, nếu Công ty CP An Hưng không mua nợ khoản BHXH này thì giá trị phần vốn nhà nước bán cổ phần cũng sẽ tăng lên tương ứng 755.683.835 đồng và Công ty CP An Hưng phải thanh toán ngay khi mua Xí nghiệp may cho Công ty sản xuất xuất nhập khẩu công nghiệp Phú Yên để nộp trả cho nhà nước hoặc trả ngay cho cơ quan BHXH nếu có nợ thì sẽ không còn nợ BHXH (khoản nợ này được thể hiện tại bảng so sánh giá trị xí nghiệp may tại thời điểm 31/12/2005 gửi kèm theo thông báo kết luận số 02/TB-BCĐCPH ngày 16/6/2006 về việc kết luận của Trưởng Ban chỉ đạo cổ phần hóa Công ty Sản xuất xuất nhập khẩu công nghiệp Phú Yên tại cuộc họp giải quyết tồn tại sau khi bán Xí nghiệp may cho tập thể người lao động).
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, Công ty SXXNKCNPY khẳng định rằng không có chuyện công ty gán nợ này cho Công ty CP An Hưng như ông Bùi Xuân Khương đã nêu, mà đây là khoản nợ mà Công ty CP An Hưng đã cam kết nhận mua nợ ngay từ khi lập phương án mua cho đến khi được các cơ quan thẩm quyền cho phép bán XN may và đã được thể hiện sự cam kết nhận mua nợ qua rất nhiều văn bản như nêu trên và trách nhiệm này thuộc về Công ty CP An Hưng, nhưng do Công ty CP An Hưng chưa kịp thanh toán khoản nhận nợ 755 triệu đồng của BHXH, cho nên cơ quan BHXH chưa giải quyết chế độ cho người lao động của các hồ sơ xin giải quyết chế độ đã tập hợp để gửi cho BHXH sau ngày
- Về trường hợp của bà Nguyễn Thị Thơm, Công ty SXXNKCNPY hằng năm từ khi làm việc đến cuối năm 2005 đều có mua BHYT. Việc tháng 3/2006 sinh con nhưng không có BHYT đây là trách nhiệm của Công ty CP An Hưng, vì hai bên bàn giao ngày
- Về việc 34 trường hợp thôi việc trong năm 2005, Công ty SXXNKCNPY đã thanh toán đầy đủ chế độ trợ cấp thôi việc và giao toàn bộ 34 sổ Bảo hiểm cho từng người ký nhận đầy đủ.
2. VỀ VẤN ĐỀ TIỀN THƯỞNG NĂM 2005 CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG:
- Kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp may xuất khẩu trong năm 2005 bị lỗ và kết quả SX-KD của toàn Công ty SXXNKCNPY năm 2005 bị lỗ. Do đó theo Nghị định 199/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước; Theo thông tư số 33/2005/TT-BTC ngày 29/4/2005 về việc hướng dẫn một số điều tại Quy chế quản lý tài chính Công ty nhà nước: Những đơn vị sản xuất kinh doanh bị lỗ thì không có nguồn để trích Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ khuyến khích phát triển cho nên Công ty SXXNKCNPY không có nguồn chi tiền thưởng cho CB-CNV của công ty.
Nói tóm lại việc kiến nghị của Công ty CP An Hưng và người lao động về việc xem xét giải quyết tiền thưởng năm 2005 cũng như vấn đề BHXH nói trên, Ban chỉ đạo cổ phần hóa Công ty SXXNKCNPY tổ chức họp nhiều lần để giải quyết, tham dự các cuộc họp đều có đầy đủ các bộ phận của Công ty An Hưng như: Ban giám đốc, Kế toán trưởng, Chủ tịch công đoàn, Trưởng phòng TC-HC và có cả ông Bùi Xuân Khương. Giám đốc Sở Tài chính và Trưởng ban chỉ đạo cổ phần hóa Công ty SXXNKCNPY đã có kết luận do Công ty bị lỗ nên không có nguồn chi thưởng và khoản nợ BHXH là trách nhiệm thuộc về Công ty CP An Hưng”.
Ý KIẾN TÒA SOẠN Được biết, ngày 3/11/2006 Công ty cổ phần An Hưng đã cùng Bảo hiểm xã hội Phú Yên kiểm tra đối chiếu số liệu thu nộp BHXH. Lãnh đạo Công ty cổ phần An Hưng đồng ý chậm nhất đến 31/12/2006 nộp đủ số tiền BHXH còn thiếu trong đó có số nợ năm 2005 chuyển sang là 755.683.835đồng, đây là một trong những khoản nợ mà đơn vị đã cam kết kế thừa khi mua xí nghiệp may xuất khẩu thuộc Công ty SXXNKCNPY. Qua sự việc này cho thấy, dù lãnh đạo Công ty cổ phần An Hưng (lúc đó là đại diện tập thể lao động xí nghiệp may xuất khẩu) đã ký cam kết kế thừa nợ. Nhưng quyền lợi của người lao động về BHXH là một vấn đề ưu tiên khi thực hiện giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước, nên cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa, Công ty cổ phần An Hưng Công ty SXXNKCNPY và Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Yên trong tổ chức thực hiện.