Đó là lời chúc mừng bằng tiếng Việt do đích thân ông Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy đọc lên sau lễ ký kết Nghị định thư về việc VN gia nhập đại gia đình WTO diễn ra vào chiều tối qua, 7/11.
* Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO
* Dư luận thế giới về việc VN gia nhập WTO
* Chùm ảnh buổi lễ kết nạp VN vào WTO
VIỆT
Trong diễn văn chào mừng của mình, ông Tổng Giám đốc WTO đã dành những lời đẹp đẽ nhất để ca tụng Việt
Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy cùng Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển chạm cốc chúc mừng VN chính thức trở thành thành viên WTO - Ảnh: AFP
"Hôm nay là một ngày trọng đại đối với gia đình WTO: Chúng ta đón chào Việt
"Như nhiều thành viên đã chứng kiến, những nỗ lực phi thường mà Việt
Việt
"Việt
Người đứng đầu Tổ chức Thương mại Thế giới nói rằng, tư cách thành viên WTO không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam mà còn đối với bản thân Tổ chức Thương mại Thế giới.
"Với sự tham gia của VN, chúng ta đã chứng tỏ cho cả thế giới thấy rằng hệ thống thương mại đa phương tiếp tục cho thấy tính ưu việt, toàn diện và sự hấp dẫn của mình", ông Pascal Lamy nói.
Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy đã ca ngợi sự dũng cảm, chủ động và quyết tâm hội nhập của giới lãnh đạo Việt Nam như một nhân tố mấu chốt làm nên thời khắc lịch sử ngày hôm nay.
"Chúng ta sẽ không có mặt ở đây ngày hôm nay nếu không có sự dũng cảm và quyết tâm của các nhà lãnh đạo Việt
11 năm trước, Việt
Ông Pascal Lamy, người đã từng đấu trí cùng Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển trên bàn đàm phán thời còn là Cao uỷ phụ trách thương mại của EU cũng không quên dành những lời ca tụng cho các nhà đàm phán VN.
"Tôi muốn đặc biệt đề cập đến người bạn cũ của tôi, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển, người chỉ đạo đàm phán, Thứ trưởng Thương mại Lương Văn Tự và toàn bộ đoàn đàm phán Việt Nam.
Nếu không có nỗ lực không mệt mỏi của họ cả trên bàn đàm phán lẫn ở nhà, chúng ta sẽ không thể chứng kiến giờ khắc lịch sử này ngày hôm nay. Đó là một đội đàm phán xuất sắc. Họ là những nhà đàm phán cứng rắn. Họ có tầm nhìn rõ ràng, họ đầy quyết tâm và thông thạo các kỹ năng. Họ kiên định ngay cả trong những tình huống khó khăn nhất. Họ xứng đáng với sự tôn trọng của các thành viên WTO và lời cảm ơn của ngươì dân VN", ông Lamy nhấn mạnh.
WTO SẼ GIÚP VN ĐẨY NHANH TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI
Trong diễn văn đáp từ, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm khẳng định Việt
"Với nỗ lực của bản thân và sự hỗ trợ, hợp tác nhiệt tình của các thành viên WTO khác, Việt Nam nhất định sẽ là một thành viên tin cậy và có trách nhiệm của WTO, sẽ góp phần xứng đáng vào các nỗ lực chung nhằm xây dựng một hệ thống thương mại đa biên công bằng, bình đẳng và cùng có lợi', Phó Thủ tướng cam kết.
Đáp lại, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển khẳng định các cuộc đàm phán gia nhập WTO gắn liền chặt chẽ với những cải cách kinh tế của đất nước, được cả thế giới biết đến với cái tên "Đổi Mới".
"Chính những cải cách này đã bảo đảm tốc độ tăng trưởng liên tục của Việt
Mặt khác, tư cách thành viên WTO sẽ giúp Việt Nam đẩy nhanh tiến trình đổi mới, tạo ra cơ hội mở rộng giao thương, một công cụ quan trọng của tăng trưởng kinh tế", Bộ trưởng Tuyển nói.
Tuy nhiên, nhân vật trực tiếp chỉ đạo đàm phán gia nhập WTO của VN cũng nói thêm rằng việc gia nhập WTO "sẽ đặt ra những thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt
WTO công bố tóm tắt văn kiện gia nhập của VN Hôm qua, ngay sau khi VN được kết nạp, trang web của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã công bố tóm tắt nội dung bộ văn kiện ghi lại những điều khoản cho việc gia nhập của VN. Bộ văn kiện này gồm ba tài liệu (bằng tiếng Anh, xem tại đường link http://www.wto.org/english/news_e/pres06_e/pr455_e.htm) có tóm tắt như sau: 1. Về hàng hóa: “Kế hoạch nhượng bộ và cam kết đối với hàng hóa” (560 trang) Đối với đa số các mặt hàng nông nghiệp và phi nông nghiệp, VN cam kết mức thuế "trần" dao động từ 0 - 35%. Quá trình cắt giảm một số loại thuế sẽ diễn ra từ khi gia nhập đến năm 2014, ngày kết thúc chính xác thay đổi tùy theo từng loại sản phẩm. Nhiều sản phẩm sẽ được bảo hộ nhờ chế độ hạn ngạch thuế quan: đó là trứng, thuốc lá, đường và muối. Nhưng sau một thời gian đã thỏa thuận, những hạn ngạch này sẽ phải được mở rộng. VN cũng đã ký kết một Hiệp định công nghệ thông tin “đa phương WTO” (có nghĩa là chỉ một số thành viên WTO ký kết). Với những sản phẩm này, VN đồng ý cho phép nhập khẩu miễn thuế. Trong một số trường hợp, mức thuế suất bằng 0 sẽ có hiệu lực ngay lập tức, một số khác sẽ có hiệu lực từ năm 2010-2014. Trong nông nghiệp, VN cam kết không trợ giá xuất khẩu, nhưng được phép hỗ trợ nông dân đối với các mặt hàng nông sản cho tiêu dùng trong nước. 2. Về dịch vụ: “Kế hoạch cam kết đặc biệt về giao dịch trong dịch vụ” (60 trang) VN đưa ra nhiều cam kết trong một loạt các dịch vụ. Một số trường hợp VN được bảo lưu quyền hạn chế sở hữu nước ngoài đối với các công ty dịch vụ hoạt động ở VN. Trong một số ít trường hợp, người nước ngoài có thể sở hữu đến 100% ngay lập tức (ví dụ ngành kế toán) hoặc sau vài năm (ví dụ dịch vụ chuyển phát thư sau năm năm). 3. Báo cáo của Ban công tác WTO về việc VN gia nhập (260 trang) Ban công tác báo cáo những ý chính về nội dung kinh tế, khung pháp lý và cơ sở. Trong đó có cam kết của VN thực hiện cải cách hoặc giữ nguyên những cải cách đã tiến hành để đảm bảo tư cách thành viên. Trong số những cam kết đó có: Ngoại hối: VN sẽ tuân theo qui định của Quĩ Tiền tệ thế giới (IMF) và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Doanh nghiệp nhà nước: các lĩnh vực thương mại (ngoại trừ những lĩnh vực phục vụ chính phủ) sẽ được thực hiện theo các điều khoản thương mại mà không cần có sự can thiệp của chính phủ. Tư hữu hóa và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: sẽ được tiến hành một cách minh bạch. Mỗi năm VN phải cung cấp báo cáo trong thời gian quá trình này diễn ra. Định giá và kiểm soát giá: VN sẽ tuân thủ các thỏa thuận của WTO và thông báo cho WTO những hành động mà VN tiến hành để kiểm soát giá cả. Sở hữu trí tuệ: gần 33 trang của bản báo cáo mô tả chi tiết thủ tục chuẩn bị pháp lý và hành chính của VN. VN sẽ tuân thủ ngay lập tức Hiệp định về sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPS), không có giai đoạn chuyển đổi. Ngoài ra báo cáo của ban công tác còn đề cập đến những cam kết về quyền thương mại, các điều khoản về hạn chế số lượng/hạn ngạch, những thỏa thuận của WTO trong việc thực hiện các qui định, hạn chế xuất khẩu...
Theo VNN, TT