Chiều tối 7/11, Việt
CÁC THÀNH VIÊN WTO KHÔNG ĐƯỢC ÁP DỤNG HẠN NGẠCH DỆT MAY VỚI VN
Các cam kết chính trong vấn đề đa phương là: VN chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong 12 năm tức là không muộn hơn
Các thành viên WTO sẽ không còn áp dụng hạn ngạch dệt may đối với Việt Nam - Ảnh: Nguyễn Trưởng |
Tuy nhiên, các thành viên WTO sẽ không được áp dụng hạn ngạch dệt may đối với VN khi vào WTO (riêng trường hợp VN vi phạm quy định WTO về trợ cấp bị cấm đối với hàng dệt may thì một số nước có thể có biện pháp trả đũa nhất định).
BẢO LƯU ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ DÀNH CHO HÀNG XUẤT KHẨU
VN đồng ý bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp bị cấm theo quy định WTO như trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa hóa. Tuy nhiên, với các ưu đãi đầu tư dành cho hàng xuất khẩu đã cấp trước ngày gia nhập WTO, ta được bảo lưu thời gian quá độ là 5 năm (trừ ngành dệt may).
VN đồng ý cho doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài được quyền xuất nhập khẩu hàng hóa như người VN kể từ khi gia nhập, trừ các mặt hàng thuộc danh mục thương mại Nhà nước (như xăng dầu, thuốc lá điếu, xì gà, băng đĩa hình, báo chí) và một số mặt hàng nhạy cảm khác mà ta chỉ cho phép sau một thời gian chuyển đổi (như gạo và dược phẩm). Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, DN và cá nhân nước ngoài sẽ không được tự động tham gia vào hệ thống phân phối trong nước.
CHỈ CÓ MỘT DN ĐƯỢC QUYỀN NHẬP KHẨU THUỐC LÁ ĐIẾU VÀ XÌ GÀ
Với thuốc lá điếu và xì gà, ta đồng ý bỏ biện pháp cấm nhập khẩu từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên, sẽ chỉ có một DN Nhà nước được quyền nhập khẩu toàn bộ thuốc lá điếu và xì gà. Với ô tô cũ, ta cho phép nhập khẩu các loại xe đã qua sử dụng không quá 5 năm. VN đồng ý cho nhập khẩu xe máy phân khối lớn không muộn hơn ngày
CẮT GIẢM HƠN 1/3 DÒNG THUẾ
Sẽ có hơn 1/3 số dòng của biểu thuế sẽ phải cắt giảm, chủ yếu là các dòng có thuế suất trên 20%. Các mặt hàng trọng yếu, nhạy cảm đối với nền kinh tế như nông sản, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, ô tô - xe máy... vẫn duy trì được mức bảo hộ nhất định.
PHẢI CÓ 20% CÁN BỘ QUẢN LÝ LÀ NGƯỜI VN
VIỄN THÔNG NHÂN NHƯỢNG HƠN SO VỚI BTA
Cho phép thành lập liên doanh đa số vốn nước ngoài để cung cấp dịch vụ viễn thông không gắn với hạ tầng mạng (phải thuê mạng do doanh nghiệp VN nắm quyền kiểm soát) và nới lỏng một chút về việc cung cấp dịch vụ qua biên giới để đổi lấy giữ lại hạn chế áp dụng cho viễn thông có gắn với hạ tầng mạng (chỉ các doanh nghiệp Nhà nước nắm đa số vốn mới đầu tư hạ tầng mạng, nước ngoài chỉ được góp vốn đến 49% và cũng chỉ được liên doanh với đối tác VN đã được cấp phép).
ĐƯỜNG VÀO WTO CỦA VIỆT Ngày Ngày Ngày 24/8/1995: VN nộp bị vong lục về chế độ ngoại thương VN và gửi tới Ban thư ký WTO để luân chuyển đến các thành viên của ban công tác. Năm 1998-1999: Các phiên hỏi và trả lời với ban xem xét công tác xét duyệt. Đầu năm 2002: VN gửi bản chào ban đầu về thuế quan và dịch vụ tới WTO và bắt đầu tiến hành đàm phán song phương với một số thành viên trên cơ sở bản chào ban đầu về thuế quan và dịch vụ. Ngày Ngày Ngày 12/6/2005: VN cử một phái đoàn đàm phán hùng hậu sang Washington trước thềm chuyến thăm Mỹ chính thức của Thủ tướng Phan Văn Khải với quyết tâm đi đến kết thúc đàm phán song phương. Ngày Ngày Ngày
BTV