Sau khi thực hiện chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước (DNNN) sang cổ phần hoá(CPH) phần lớn các doanh nghiệp ở Phú Yên đều thiếu vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh. Lúc này, nguồn vốn của các ngân hàng (NH) như một “cứu cánh” cho các doanh nghiệp.
Giám đốc NH Công thương Phú Yên Lê Tấn Vân cho biết: Thực tế các doanh nghiệp sau khi CPH hoặc chuyển đổi gặp không ít khó khăn khi vay vốn NH. Sau khi CPH tài sản của họ hầu như không đủ điều kiện để thế chấp. Đối với những trường hợp này, ngoài việc rà soát lại toàn bộ tài sản hiện có như quyền sử dụng đất, nhà xưởng và đôn đốc doanh nghiệp chuyển đất thuê sang đất giao, các NH cho vay dựa vào cam kết của doanh nghiệp sau khi hoàn chỉnh thủ tục chuyển đổi sở hữu sẽ bổ sung cho NH.
Sau khi cổ phần hóa, nguồn vốn của ngân hàng góp phần trợ lực để các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra NH còn tiến hành ký hợp đồng cầm cố tài sản hình thành trong tương lai và xác định rõ thời gian hoàn chỉnh hồ sơ để thế chấp chính thức. Với các giải pháp linh hoạt, các NH thương mại trên địa bàn Phú Yên đã giải bài toán vốn cho nhiều doanh nghiệp sau khi CPH, để có điều kiện đầu tư thiết bị máy móc, mở rộng nhà xưởng và quy mô sản xuất. Đến nay, 20 DNNN ở Phú Yên đã thực hiện xong việc sắp xếp đều có quan hệ tín dụng tốt tại các NH với dư nợ lên gần 300 tỷ đồng, chiếm 10% tổng dư nợ trên địa bàn tỉnh. Các doanh nghiệp này đều làm ăn có hiệu quả, trả nợ vay tốt, chưa từng gia hạn nợ hoặc phát sinh nợ quá hạn. Giám đốc Chi nhánh NH Nhà nước Phú Yên Nguyễn Duy Hiệu cho biết: Hiện nay, các Ngân hàng thương mại (NHTM) ở Phú Yên tiếp tục bám sát tình hình hoạt động của các doanh nghiệp đã và đang thực hiện chuyển đổi, CPH để tìm kiếm cơ hội đầu tư tín dụng nâng cao dư nợ khối doanh nghiệp này.
Cũng theo ông
ĐĂNG NGUYÊN