Duy trì mức tăng trưởng từ 25 - 30% liên tục trong nhiều năm qua, Công ty cổ phần PYMEPHARCO (PMP) đã vươn lên, lọt vào top 5 doanh nghiệp sản xuất dược hàng đầu Việt Nam, top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2011 (FAST500 do VNR tổ chức đánh giá) và đang hướng đến mục tiêu doanh thu 1.000 tỉ đồng.
Sản xuất tân dược theo công nghệ cao tại nhà máy PYMEPHARCO. - Ảnh: N.TRƯỜNG
Có thể nói, việc phát triển hệ thống phân phối, đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng là một chiến lược có ý nghĩa sống còn của doanh nghiệp sản xuất. Thị trường mở rộng chẳng những tăng doanh thu mà quan trọng hơn là thúc đẩy cho hoạt động sản xuất, đạt mục tiêu phát triển bền vững. Điều đó thấy rõ ở Công ty cổ phần PYMEPHARCO.
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
Trước năm 2003, hoạt động kinh doanh của PYMEPHARCO đã đến với một số tỉnh phía nam với sự có mặt của chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh. Mạng lưới phân phối của PYMEPHARCO phát triển mạnh khi đưa nhà máy sản xuất thuốc viên vào hoạt động tháng 9/2003 và tiếp đó là nhà máy sản xuất thuốc tiêm ra đời vào tháng 4/2008. Trước yêu cầu phát triển bền vững, công ty đã đầu tư xây dựng hệ thống phân phối trong tổng thể chiến lược của doanh nghiệp. Từ đó, nhiều chính sách về quảng bá, giới thiệu, tiếp thị sản phẩm được công ty đồng loạt triển khai đến những địa bàn mới trong phạm vi cả nước. Công ty đã phát triển hệ thống phân phối khá đa dạng: cung ứng trực tiếp đến các bệnh viện lớn, liên kết mở các cửa hàng liên doanh do PYMEPHARCO trực tiếp điều hành tại các thành phố lớn… Hiện tại, sản phẩm của PYMEPHARCO với thương hiệu PMP đã có mặt khắp cả nước thông qua 10 chi nhánh, 6 cửa hàng liên doanh và hệ thống công ty dược và vật tư y tế của hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước, xác lập và phát triển lực lượng bán hàng gắn kết chặt chẽ với thị trường. Nếu 3 năm trước, thị trường chủ yếu của công ty là các tỉnh miền Trung và miền Nam thì nay đã vươn đến các tỉnh miền Bắc. Giám đốc kinh doanh PMP Trương Tấn Lực cho biết, từ khi công ty phát triển thị trường ra phía bắc với sự thành lập chi nhánh tại TP Hà Nội vào năm 2008, doanh thu của PMP tăng nhanh thấy rõ.
Năm 2009, doanh số bán hàng khu vực phía bắc mới đạt 40 tỉ đồng, thì năm vừa qua đã vượt gấp nhiều lần và năm nay có khả năng tăng trưởng thêm khoảng 30% nữa.
Quá trình mở rộng thị trường đi đôi với phát triển sản xuất theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, đặc biệt là sản xuất những biệt dược thay cho thuốc nhập ngoại có giá trị kinh tế cao đã đem lại thành công cho PMP. Nếu năm 2004, doanh thu của PMP mới đạt 192,4 tỉ đồng, thì các năm tiếp theo đạt mức tăng trưởng bình quân 30%/năm. Đặc biệt, trong năm vừa qua, công ty đã đạt doanh thu xấp xỉ 800 tỉ đồng, đóng góp cho ngân sách Nhà nước 45,2 tỉ đồng. Điều đáng chú ý hơn, nếu năm 2004, khi mới đưa nhà máy thuốc viên vào hoạt động, sản phẩm tự sản xuất mới chiếm 37,4% doanh số bán hàng, thì năm 2010, đã chiếm hơn 80% doanh thu của công ty. Giám đốc Tài chính PMP Nguyễn Ngọc Tùng phấn khởi cho biết: “Kết thúc quý I/2011, doanh thu của công ty đã vượt qua con số 250 tỉ đồng. Như vậy, mục tiêu đạt 1.000 tỉ đồng của kế hoạch năm nay nằm trong tầm tay của công ty”.
CHẾ TẠO SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ CAO
Thị trường cạnh tranh càng yêu cầu công ty đẩy mạnh sản xuất, phải có thêm nhiều sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường. Nhà máy sản xuất thuốc viên có công suất 500 triệu viên/năm và thuốc tiêm có công suất 50 triệu sản phẩm/năm luôn hoạt động ổn định. Đồng thời mỗi năm nhà máy đều nghiên cứu nhiều sản phẩm bổ sung vào danh mục của công ty, đưa số lượng mặt hàng do công ty sản xuất lên khoảng 290 sản phẩm, góp phần làm đa dạng thị trường thuốc chữa bệnh nước ta. Điều có ý nghĩa hơn, công ty đã tiên phong đi đầu trong việc nghiên cứu và sản xuất thành công nhiều dược chất lần đầu tiên sản xuất tại Việt Nam, là công ty dược đi tiên phong trong việc đánh giá tương đương sinh học tại Việt Nam, với những sản phẩm có giá thành hợp lý nhưng có chất lượng đủ sức thay thế thuốc ngoại nhập, tiêu biểu như Negacef 250/250 so với ZINNAT (GlaxoSmithKline), LEVOQUIN so với TAVANIC (Sanofi), CLARITHROMYCIN so với KLACID (Abbott), DROXICEF so với BIODROXIL (Sandoz), PYCIP so với Ciprobay (Bayer) AMLODIPIN so với AMLOR (Pfizer), MOBIMED so với MOBIC (Boehringer-Ingelheim)… Hoặc các loại biệt dược thuộc công nghệ cao mà trước đây chỉ nhập khẩu, như men kháng viêm SUZYME, thuốc gói CUINE 1500 chống thoái hóa khớp, viên kháng sinh dòng Cephalosporin thế hệ 3, viên chống động kinh Levetiracetam; sản phẩm đặc trị điều trị bệnh tim mạch như thuốc trị cao huyết áp Pyme-AM5, PYZACAR 25/50, QUINAPRIL PMP, TELMISARTAN PMP…, thuốc trị đau thắt ngực: TENOCAR, NITROCORT, VASPYCAR MR…, thuốc hạ lipid máu: ROSTOR, ZOAMCO… Gần đây, công ty cũng đã sản xuất thành công những loại biệt dược đầu tiên tại Việt
Kết quả đạt được của PYMEPHARCO là sự thành công trong việc vận dụng đúng chính sách đổi mới của Đảng vào tình hình thực tế doanh nghiệp, chuyển biến tình hình từ một đơn vị kinh doanh sang sản xuất, lấy sản xuất làm nền tảng, trong đó chú trọng vào lĩnh vực công nghệ cao để tạo lợi thế so sánh, mở rộng thị phần và phát triển bền vững.
NGUYÊN TRƯỜNG