Xã Hòa Phong (huyện Tây Hòa) là địa phương duy nhất của tỉnh Phú Yên có nghề trồng dâu, nuôi tằm. Những người dân ở đây đang canh cánh nỗi lo vì soi dâu - tài sản làng nghề - đang dần thu hẹp.
Lũ cát sông Ba bồi lấp soi dâu - Ảnh: H.NAM
Diện tích trồng dâu của xã Hòa Phong đang bị thu hẹp trước những trận lũ cát sông Ba hằng năm đổ về. Phó Chủ nhiệm HTX NN-KDDV Hòa Phong Phan Xuân Mai nói: “Trước đây vùng trồng dâu rộng 22ha, thế nhưng từ năm 2003 đến nay diện tích liên tục giảm. Năm 2004 còn 14ha, năm 2007 còn 13ha, đến nay chỉ còn vẻn vẹn 11ha”. Ông Trần Văn Nọ nói: “Nhà tôi quay mặt ra soi dâu, thấy cát bồi lấp hằng năm như vậy, tôi rất buồn”.
Năm 1980, HTX Trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong được thành lập. Tuy vất vả, gian khó nhưng cái nghề này ăn sâu vào lòng mọi người. Ông Phạm Huỳnh Phát, một người có thâm niên trồng dâu, giãi bày: “
Ông Lê Ngọc Cửu, chủ nhiệm HTX NN - KDDV Hòa Phong nói: “Mô hình trồng dâu nuôi tằm đã đưa đời sống nhân dân làng nghề thắt chặt tình làng nghĩa xóm. Từ làng nghề này, bà con xã viên gắn kết tình cảm với nhau. Trong chuyến thăm xã Hòa Phong vào tháng 1/2010, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng phát biểu: “Về đây, tôi mới thấy rõ mô hình HTX xã hội chủ nghĩa”.
Tuy thu nhập không cao nhưng theo những người làm nghề trồng dâu nuôi tằm, công việc này chỉ nhọc công chứ vốn đầu tư ít. Chính vì thế, soi dâu “níu” chân nam nữ thanh niên không bỏ làng đi vào miền
Hiện nay, hàng ngàn cây keo lá tràm, bạch đàn trồng phía trên vùng đất trồng dâu được xem như tấm chắn ngăn chặn dòng chảy sông Ba xâm thực mỗi khi mùa lũ lụt về. Tuy nhiên, lo ngại của người dân là việc xả lũ lớn bất ngờ từ các công trình thủy điện đã và đang xây dựng phía thượng nguồn sông Ba, tạo ra những cơn lũ cát phía hạ du là điều không tránh khỏi.
Năm 2008, UBND huyện Tây Hòa cho phép UBND xã Hòa Phong khai thác cát soi dâu để khắc phục việc bồi lấp của lũ cát. Tuy nhiên, việc này vừa tiến hành thì “đụng” ngành chức năng vì khai thác “nhầm” khoáng sản cát. Chủ tịch UBND xã Hòa Phong Ngô Văn Dũng nói: “Khi đoàn công tác đình chỉ việc khai thác cát, UBND xã phải làm giải trình, sau đó họp dân lấy ý kiến rồi làm tờ trình gửi UBND tỉnh xin được cải tạo soi dâu để giữ vững làng nghề nhưng đến nay vẫn chưa được sự cho phép của UBND tỉnh”.
Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong được UBND tỉnh Phú Yên công nhận năm 2007. Để bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống này, các ngành chức năng cần quan tâm tháo gỡ khó khăn nhằm giúp người dân địa phương có thêm thu nhập.
MẠNH HOÀI