Từ 16h chiều 9/8, xăng A92 lên 12.000 đồng; A90 lên 11.800 đồng; A83 lên 11.600 đồng/lít, dầu hoả lên 8.600 đồng, nhiên liệu đốt lò 6.000 đồng/kg. Đây là nội dung của quyết định 41/2006/QĐ-BTC về giá định hướng bán xăng dầu 2006 công bố trong cuộc họp báo 5h chiều nay dưới sự chủ trì của Liên bộ Thương mại và Tài chính.
BIỆN PHÁP BẤT KHẢ KHÁNG
Trao đổi với báo chí tại cuộc họp, ông Trần Văn Tá - Thứ trưởng Bộ Tài Chính cho rằng, tăng giá là biện pháp bất khả kháng trước tình hình giá xăng dầu thế giới liên tục tăng cao thời gian qua.
Nhiều cây xăng ở trung tâm TP.HCM đến gần 17 giờ ngày 9.8 mới niêm yết giá mới do nhận thông báo trễ (ảnh: D.Đ.M)
Giá xăng dầu quốc tế từ tháng 7-2006 đến nay tăng mạnh, giá dầu thô dao động hơn 73 - 78 USD/thùng. Việc xăng dầu tăng giá 4,3 - 6,9% mức hiện hành đã khiến Việt
Giá xăng quốc tế sau đó tiếp tục tăng; mức bình quân tháng 7 là 0,5 - 7,1% so với tháng 6/2006. Giá dầu thô quốc tế ngày 7-8 là 76,95 USD/thùng, ngày 8/8 là 76,41 USD thùng.
Thời gian tới, giá dầu có thể giữ ở mức cao do những biến động chính trị phức tạp ở Trung Đông, sự cố khai thác của BP tại mỏ Alaska - Mỹ; lượng dự trữ ở Mỹ và các nước lớn không ổn định và thấp; chi phí khai thác vận chuyển tăng, khả năng lọc dầu của thế giới không tăng.
Theo tính toán của Bộ Tài chính, 7 tháng đầu năm nay ngân sách nhà nước đã phải bù lỗ kinh doanh xăng dầu 6.800 tỷ đồng. Nếu giá xăng dầu thị trường tiếp tục ở mức cao, giá trong nước vẫn giữ nguyên như hiện nay thì kinh doanh tất cả các loại xăng dầu đều lỗ lớn: Dầu lỗ 2.500 - 2.600 đồng/lít, xăng 800 đồng/lít, mazut 1.100 đồng/kg.
Với mức này, 5 tháng cuối năm dự kiến ngân sách sẽ phải bù lỗ 9.500 tỷ đồng và cả năm bù lỗ khoảng 16.300 tỷ đồng. Chưa kể, ngân sách nhà nước thất thu thuế nhập khẩu khoảng 5.000 - 6.000 tỷ đồng.
Hơn nữa, theo Thứ trưởng Bộ Tài Chính Trần Văn Tá, trong quá trình hội nhập, Việt
Với việc điều chỉnh lần này, sẽ giải quyết 1 phần tác động của giá xăng dầu thế giới, hạn chế sự chênh lệch giá các mặt hàng này với các nước láng giềng và buôn lậu qua biên giới; ngân sách nhà nước cũng bớt 1 phần bù lỗ. Theo tính toán với mức giá như tháng 7/2006 và mức giá mới ở trong nước thì 5 tháng cuối năm, dự kiến bù lỗ kinh doanh xăng dầu chỉ vào khoảng 6.100 tỷ đồng; cả năm bù lỗ khoảng 12.900 tỷ đồng.
Theo nhận định chung, việc tăng giá lần này tiếp tục chủ trương chia sẻ trách nhiệm giữa nhà nước, DN và người dân. đồng thời, giúp DN sử dụng nhiều xăng dầu thích ứng dần và chủ động hơn trong thị trường thời kỳ hội nhập.
KHÔNG TĂNG GIÁ ĐIỆN, THAN
Thứ trưởng Trần Văn Tá cho biết, trước khi tăng giá, Chính phủ và các bộ ngành đã bàn tính kỹ để lựa chọn phương án tăng giá tác động ít nhất đến nền kinh tế trong nước. Theo đó, mặt hàng dầu, nguồn nhiên liệu sản xuất chính của nhiều DN chỉ tăng 8 - 9%; không gây sốc đối với sản xuất của các DN, không ảnh hưởng chất lượng tăng trưởng GDP.
Bộ Tài chính đã dự tính, mức giá xăng dầu mới mới sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế; giá cả có thể tăng từ 0,05 - 4,9% tuỳ lĩnh vực. Cụ thể: điện, than, giấy, xi măng tăng giá 0,06 - 0,9%; vận tải 1,7 - 4%; nông nghiệp 0,05 - 0,8%; đánh bắt xa bờ 4,9%.
Về một số biện pháp bình ổn trước mắt, ông Tá cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo các ngành và địa phương ngăn chặn, không để xảy ra tình trạng lợi dụng tăng giá xăng dầu để tăng giá các sản phẩm khác 1 cách không hợp lý. Tiếp tục làm tốt các biện pháp bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu đối với đời sống người dân và các mặt hàng cơ bản phục vụ sản xuất. Triệt để thực hiện tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng.
Trước mắt, Chính phủ đã quyết định không tăng giá than và điện để thực hiện kiểm soát lạm phát và đảm bảo tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh đó, các DN đầu mối tiếp tục đảm bảo nguồn cung cho sản xuất và tiêu dùng theo nguyên tắc giá có thể lên xuống nhưng không thể thiếu hàng. Nhà nước chấp nhận bù lỗ cho các DN, DN sẽ được tạm ứng 95% số lỗ phát sinh thực tế. Cuối năm sẽ thực hiện bù lỗ đầy đủ theo quyết toán.
Đến cuối 2008, chấm dứt bảo hộ xăng dầu Việt Nam sẽ dần chuyển kinh doanh xăng dầu sang cơ chế thị trường. Hạn cuối mà chính phủ đề ra là đến cuối năm 2008 sẽ chấm dứt hỗ trợ tài chính đối với kinh doanh xăng dầu. Chúng ta phải chấp nhận và thích ứng với cơ chế quản lý và mặt bằng giá mới trong quá trình hội nhập. Thứ trưởng Bộ Tài Chính Trần Văn Tá đã cho biết như trên về phương hướng điều hànhgiá xăng đâu trong những năm tới. * Thưa thứ trưởng, trong thời gian tới nếu giá xăng dầu tiếp tục tăng, các bộ ngành sẽ tiếp tục điều hành giá xăng dầu theo "kịch bản" nào khi các quy định về giá định hướng và biên độ tăng giá theo cơ chế 187 đều đã bị vượt quan trong lần tăng giá này? - Lần tăng giá 26-4 vừa qua chúng ta đã mở hết biên độ theo 187 rồi. Hiện nay, Thủ tướng đang giao cho Bộ Thương mại sửa cơ chế 187. Theo đó, sẽ giải toả việc bị ràng buộc trong giá định hướng như hiện nay. Bởi vì nếu bị bó hẹp với biên độ hiện nay, khi giá thế giới tăng, sẽ rất khó cho công tác điều hành giá trong nước. Điều này có nghĩa, sắp tới, chúng ta sẽ điều hành giá xăng dầu theo cách mới linh hoạt hơn. Về cơ bản sẽ cho phép Bộ Thương mại điều hành giá xăng dầu theo sát giá thế giới nhưng sẽ không buông lỏng giá cho DN mà vẫn có sự quản lý. Riêng về giá dầu sẽ có sư chuyển đổi theo cơ chế thị trường từng bước cách phù hợp. Theo chỉ đạo của Chính phủ, năm 2006 sẽ chuyển mặt hàng xăng sang kinh doanh theo cơ chế thị trường, các mặt hàng dầu sẽ chuyển dần sang kinh doanh theo cơ chế thị trường từ 2007; đến cuối năm 2008 các mặt hàng xăng dầu sẽ chuyển hẳn sang kinh doanh theo cơ chế thị trường. Có nghĩa là sẽ từng bước điều hành giá dầu đảm bảo bù đắp chi phí vầ chấm dứt hỗ trợ tài chính đối với kinh doanh xăng dầu muộn nhất vào cuối 2008. Điều này cũng phù hợp với lộ trình cam kết quốc tế.
Tăng giá xăng không phải báo cáo Thủ tướng Ông Phan Thế Ruệ - Thứ trưởng Bộ Thương mại cho biết, chính phủ sẽ không tiếp tục bù lỗ cho giá xăng. Từ nay, việc tăng giá xăng sẽ giao cho Bộ Thương mại quyết định phù hợp với giá thế giới. Không cần phải báo cáo xin ý kiến Thủ tướng. Tuy nhiên, việc tăng giá xăng dầu không thể bỏ mặc cho DN mà nhà nước vẫn quản lý. Nếu trong trường hợp giá xăng thế giới xuống thì nhà nước sẽ tính lại thuế và giảm giá xăng. Riêng giá dầu sẽ bảo hộ có lộ trình nhưng về lâu dài vẫn chuyển dần sang kinh doanh theo cơ chế thị trường. * Việt Nam là một nước xuất khẩu dầu thô, nhờ được giá, trong 7 tháng đầu năm xuất khẩu dầu thô đã thu lãi thêm hơn 1 tỷ USD. Vậy số tiền này được phân bổ như thế nào? - Trong bảy tháng đầu năm, thu từ việc tăng giá dầu thô tăng thêm khoảng 16.800 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu giữ mức giá xăng dầu cũ thì cả năm đã phải bù lỗ 16.300 tỷ đồng. Nếu theo giá mới vẫn phải bù 12.900 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nhà nước cũng bị giảm ngân sách do giảm thuế nhập khẩu xuống 0% khoảng 5.000 - 6000 tỷ đồng, giảm thu nội địa do giảm thuế thu nhập DN vì giá đầu vào tăng khoảng 1.300 tỷ. Như vậy, nếu khéo điều chỉnh thì cũng vừa đủ cho thất thu ngân sách mà thôi. * Một trong những ngành ảnh hưởng nặng nề nhất từ việc tăng giá xăng dầu là đánh bắt xa bờ, vậy Chính phủ có biện pháp gì để hỗ trợ ngư dân - vốn là đối tượng đã thua lỗ rất nặng nề qua những lần tăng giá trước? - Chắc chắn là nhà nước không thể quy định một mức giá riêng cho ngư dân đánh bắt xa bờ. Nhưng để giảm thiệt hại cho người dân thì sẽ có nhiều biệnh pháp hỗ trợ như; miễn giảm thuế cho ngư dân, cho vay tín dung ưu đãi để phát triển kinh doanh, hỗ trợ bằng các biện pháp khác để ngư dân bớt thiệt hai và tiếp tục đánh bắt xa bờ có hiệu quả.
(VNN)