Những ai đã từng sống và gắn bó với TP Tuy Hòa sau một thời gian xa cách hẳn sẽ phải ngạc nhiên vì sự đổi thay nhanh chóng của đô thị này. 35 năm sau ngày giải phóng, dù trải qua nhiều khó khăn, trong đó có nhiều năm liền thiếu sự đầu tư xứng đáng, nhưng TP Tuy Hòa đã tạo được một sức vươn mạnh mẽ về nhiều mặt.
TP Tuy Hòa ngày càng đẹp và hiện đại. - Ảnh: H.TRUNG
CHỦ TỊCH UBND TP TUY HÒA ĐÀO TẤN HOÀNG: Trong số 12 chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2010 mà nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố đề ra hiện có 8 chỉ tiêu thực hiện đạt và vượt, 4 chỉ tiêu còn lại phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ sẽ đạt và vượt. Năm 2010 là một năm có nhiều ý nghĩa lịch sử khi kết thúc kế hoạch 5 năm (2005-2010), tổ chức đại hội Đảng do vậy TP Tuy Hòa nỗ lực vượt bậc hoàn thành các nhiệm vụ đề ra trong đó tập trung đẩy mạnh hơn nữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chú trọng phát triển các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ; tiếp tục đầu tư chỉnh trang đô thị, quan tâm xây dựng nếp sống văn minh đô thị, cố gắng xóa hộ đói, giảm hộ nghèo, thực hiện tốt hơn nữa công tác an sinh xã hội.
Với nhiều người cao niên, Tuy Hòa xưa chỉ là một đô thị nhỏ nằm bên tả ngạn sông Ba. Những năm trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tuy Hòa chỉ có vài đường chính, dân cư không đông đúc như một số thành phố, thị xã khác ở miền Trung và Tây Nguyên. Thời bao cấp, Tuy Hòa vẫn thiếu thốn trăm bề: điện bữa có bữa cúp, hạ tầng kỹ thuật đô thị hầu như không được đầu tư nên Tuy Hòa vẫn chỉ là một thị xã nhỏ. Bước ngoặt thật sự được tạo ra khi Phú Yên trở về với đúng tên gọi và Tuy Hòa trở thành trung tâm chính trị, văn hóa, xã hội của cả tỉnh. Trong vòng 10 năm nhờ sự hỗ trợ tích cực của tỉnh, sự nỗ lực vươn lên, bộ mặt của đô thị Tuy Hòa đã đổi thay đến không ngờ. Bây giờ Tuy Hòa là một thành phố phát triển của khu vực với cảnh quan thiên nhiên đẹp, hạ tầng kỹ thuật đô thị được từng bước đầu tư hoàn chỉnh, kinh tế phát triển, đời sống vật chất tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên. Nhiều du khách đã từng một lần đặt chân đến đây rất ấn tượng với những con đường rộng rãi, khang trang được quy hoạch theo dạng ô bàn cờ, trong đó đại lộ Hùng Vương, đường Bạch Đằng, Trần Phú là những trục cảnh quan của thành phố. Ngoài những tuyến đường chính, các hẻm phố, những khu dân cư đông đúc một thời lầy lội, tối tăm, mất vệ sinh phần lớn được bê tông hóa, mắc đèn đường, đặt thùng thu gom rác thải... TP Tuy Hòa đã trở nên văn minh, hiện đại khi hội đủ các điều kiện của một đô thị lớn với hệ thống đèn điều khiển tín hiệu giao thông được lắp đặt hoàn chỉnh, các tuyến xe buýt liên tục hoạt động, đường phố được đặt tên, nhà được gắn biển số... Tuy Hòa bây giờ cũng không chỉ bó hẹp trong phạm vi một vài phường nội thị, mà đã được mở rộng gấp nhiều lần bởi khu vực hữu ngạn sông Đà Rằng trước thuộc huyện Tuy Hòa giờ được sát nhập vào thành phố, phía bắc được mở rộng ra đến xã An Phú. Tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh, nhiều diện tích trước kia là ruộng lúa, đất vườn giờ đã là các khu dân cư đông đúc, các khu đô thị mới sầm uất hiện đại với rất nhiều nhà cao tầng, kiến trúc đẹp.
Sự đổi thay của Tuy Hòa đã làm ngạc nhiên không ít người. Không chỉ có du khách mà cả những ai xa thành phố này đã lâu cũng không khỏi trầm trồ khi gặp lại Tuy Hòa. Chị Nguyễn Thị Ngọc Anh, một người đã sống ở đây 30 năm, đang định cư ở Mỹ trong một lần về nước gần đây đã thốt lên: Tuy Hòa thay đổi nhiều quá, chỉ cần một thời gian nữa thôi, Tuy Hòa sẽ chẳng thua kém gì những thành phố lớn ở miền Trung. Còn với anh Hồng Quốc Thông, một người Tuy Hòa sống ở TP Hồ Chí Minh thì sự lớn lên từng ngày của đô thị này qua cảm nhận không chỉ là những khách sạn cao đến 15, 16 tầng như CenDeluxe, Kaya mà còn là nếp sống văn minh đô thị, đời sống tinh thần của người dân được đổi thay và không ngừng được nâng cao.
TP Tuy Hòa cũng tạo được sự phát triển vượt bậc về kinh tế tạo đòn bẩy thúc đẩy cho cả tỉnh vươn lên. Từ một thị xã nghèo nàn, lạc hậu với cơ cấu nền kinh tế phần lớn dựa vào sản xuất nông nghiệp, buôn bán nhỏ hiện ngành công nghiệp, dịch vụ đã chiếm tỉ trọng đáng kể trong nền kinh tế đô thị này. Năm 2009, tổng thu ngân sách trên địa bàn thành phố đạt 175 tỉ đồng, tổng vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản thực hiện 918,69 tỉ đồng. GDP bình quân đầu người đạt gần 19 triệu đồng; tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 4,5% năm 2007 xuống còn 4,09% năm 2009; tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng 1,77%, ngành thương mại - dịch vụ tăng 1,76% so với năm 2007. Mặc dù vẫn còn gặp một số khó khăn, nhưng sự phát triển không ngừng của nền kinh tế đánh dấu những nỗ lực vượt bậc của nhân dân, Đảng bộ và chính quyền thành phố trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương.
35 năm sau ngày miền
HOÀI TRUNG