Sáng 5/12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến dự Diễn đàn đối tác phát triển Việt Nam (VDFP) - diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao mới, lần đầu tiên được tổ chức thay thế Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (Hội nghị CG) trước đây.
Quang cảnh Diễn đàn đối tác phát triển sáng 5/12 - Ảnh: SGGPO
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh và Giám đốc Ngân hàng thế giới tại Việt Nam Victoria Kwakwa đồng chủ trì diễn đàn.
Với chủ đề “Thiết lập đối tác mới: Hướng tới cạnh tranh, tăng trưởng toàn diện và bền vững”, diễn đàn lần này thảo luận về chính sách giữa Chính phủ Việt Nam với các nhà tài trợ, tổ chức xã hội dân sự quốc tế và trong nước, viện nghiên cứu trong nước và tác nhân phát triển khác nhằm tăng cường phát triển kinh tế - xã hội toàn diện ở Việt Nam. Chính phủ Việt Nam và các đối tác phát triển đã chọn 4 chủ đề thảo luận, gồm: Giảm nghèo và giảm nghèo cho vùng dân tộc thiểu số; thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân vào việc cung cấp dịch vụ nước sạch và vệ sinh; tăng cường hiệu quả của các hệ thống quản lý môi trường và nâng cao tính cạnh tranh thông qua phát triển kỹ năng và đào tạo nghề.
Phát biểu tại diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thông báo với các đối tác phát triển về tình hình kinh tế - xã hội và định hướng cho những năm tới. Thủ tướng khẳng định, năm 2014-2015, Việt
Về tái cơ cấu kinh tế, trọng tâm là đầu tư công, đặc biệt là triển khai thực hiện hiệu quả Luật Đầu tư công (khi luật này có hiệu lực), kế hoạch đầu tư trung hạn, phân cấp hiệu quả việc phân bổ nguồn lực giữa trung ương và địa phương cho phát triển kinh tế, vùng địa phương. Nâng cao hiệu quả tài chính công, đầu tư công. Tập trung vốn cho các công trình trọng điểm, vốn đối ứng ODA, vốn tham gia các dự án PPP. Đẩy mạnh thu hút đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài. Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp ngoài nước tiếp cận và sử dụng có hiệu quả nguồn lực và tài nguyên.
Về tái cơ cấu ngân hàng, thị trường tài chính, Thủ tướng cho biết sẽ tái cơ cấu toàn diện các tổ chức tín dụng, nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém. Tiếp tục cổ phần hóa các ngân hàng thương mại quốc doanh. Tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra bảo đảm an toàn hệ thống. Xử lý có hiệu quả tình trạng sở hữu chéo, đẩy mạnh xử lý nợ xấu ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty VAMC (năm 2014 xử lý nợ xấu 100.000- 150.000 tỉ đồng).
Với khối doanh nghiệp nhà nước (DNNN), Chính phủ sẽ đẩy mạnh sắp xếp, cổ phần hóa, tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính, thoái vốn đầu tư ngoài ngành theo nguyên tắc thị trường, nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả kinh doanh chính; thực hiện cổ phần hóa khoảng 500 DNNN, trong đó cổ phần hóa 1 trong 8 tập đoàn kinh tế, 5/10 tổng công ty 91 và hầu hết tổng công ty 90 (trong tổng số 87 tổng công ty) và bán tiếp cổ phần 4/5 ngân hàng thương mại nhà nước đã cổ phần hóa, tạo đà cho việc hoàn thành cổ phần hóa vào năm 2020. Tiếp tục triển khai tái cơ cấu nông nghiệp gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới. Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho biết, Quốc hội Việt
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn nhận được nhiều góp ý, tư vấn để xây dựng cơ chế chính sách phù hợp hơn, cũng như sự hỗ trợ quý báu về nguồn lực của cộng đồng các nhà tài trợ nhằm giúp Việt Nam thực hiện thành công các mục tiêu, định hướng phát triển trong thời gian tới.
Theo SGGPO