Diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương (gọi tắt là APEC) gồm 21 thành viên, được thành lập từ năm 1989. Châu Á – Thái Bình Dương là một khu vực kinh tế giàu tiềm năng, trong đó có các nền kinh tế lớn như: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc…, với dân số 2,6 tỷ người, chiếm 57% GDP thế giới, 45,8% thương mại toàn cầu, ngày càng có tiếng nói quan trọng trong đời sống quốc tế.
Các thành viên APEC không phân biệt nước lớn, nhỏ, giàu, nghèo, phát triển cao hay thấp, đều có tiếng nói bình đẳng dựa trên nguyên tắc: đồng thuận, tự nguyện, không ràng buộc và linh hoạt.
Năm 1998 Việt
Là nước đang phát triển, trình độ kinh tế còn thấp, song Việt
Chủ đề của APEC Việt Nam 2006 là “Hướng tới một cộng đồng năng động vì phát triển bền vững và thịnh vượng” với 4 vấn đề chính: Tăng cường thương mại và đầu tư; hợp tác khoa học – kỹ thuật để thu hẹp khoảng cách và phát triển; thúc đẩy một môi trường kinh doanh an toàn và thuận lợi; tăng cường gắn kết cộng đồng.
Để xứng đáng với niềm tin của bạn bè quốc tế, từ đầu năm, Nhà nước ta đã triển khai mọi mặt công tác, chuẩn bị khẩn trương, phấn đấu tổ chức thành công APEC 2006. Chúng ta đã nêu những ưu tiên mà APEC 2006 cần tập trung bàn thảo là thúc đẩy hợp tác đầu tư trên các lĩnh vực: thương mại đầu tư, phát triển bền vững, phòng và chống dịch cúm gia cầm, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chống tham nhũng, phát triển du lịch. Tính đến nay, sau Hội nghị các quan chức cao cấp, Hội nghị Bộ trưởng thương mại, du lịch… và hàng chục hội nghị khác chuẩn bị cho APEC đã được tổ chức tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hội An, được các nước thành viên công nhận là hiệu quả và chu đáo. Các nhà văn hóa, các nghệ sĩ nước ta cũng đã hoàn thành một chương trình hoạt động văn hóa nghệ thuật hoành tráng, giàu bản sắc dân tộc để chào mừng APEC.
Đăng cai tổ chức Hội nghị cấp cao các nền kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 14 có thể nói là một trong những sự kiện đối ngoại lớn nhất của nước ta trong năm 2006. Quán triệt chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường”, chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng APEC 2006 sẽ thành công tốt đẹp, để lại trong lòng bạn bè dấu ấn về một đất nước Việt Nam tươi đẹp, về con người Việt Nam thông minh, mến khách khát khao cuộc sống hòa bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc trong khu vực và thế giới.
BẰNG TÍN