Tham nhũng, theo Công ước Liên hiệp quốc và tổ chức Minh bạch quốc tế (Transparency International viết tắt TI) là “hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ lợi ích cá nhân”.
Phòng, chống tham nhũng là vấn đề bức xúc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta hiện nay. Tại diễn đàn Đại hội X của Đảng và các kỳ họp Quốc hội, nhiều đại biểu đã nói lên tính chất đặc biệt quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng. Chính vì vậy mà từ đầu nhiệm kỳ, tiếp sau 2 lần Hội nghị Trung ương (chủ yếu là để kiện toàn các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước), Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng ta đã thảo luận, bàn bạc và ra Nghị quyết “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”.
Nghị quyết đã nhận định: “Trong những năm qua, nhất là sau Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII, Đảng và Nhà nước ta đã tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí và đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần phát triển kinh tế – xã hội… Tuy nhiên, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí còn nhiều hạn chế, khuyết điểm, hiệu quả thấp. Tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn, đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta”.
Tham nhũng không chỉ diễn ra ở nước ta mà là căn bệnh trầm kha của nhiều nước trên thế giới. Hằng năm, qua khảo sát điều tra tổ chức Minh Bạch thế giới đã đưa ra “chỉ số tham nhũng” và bảng xếp hạng minh bạch các quốc gia, theo thang bậc 10 điểm. Điểm 10 dành cho những nước có nền hành chính công trong sạch và ít tham nhũng nhất. Vào năm 2000, nước ta được 2,5 điểm, đứng thứ 76 trên 90 nước được khảo sát. Năm 2005, tổ chức Minh bạch thế giới tiến hành khảo sát 159 nước, Việt
Sau khi đánh giá tình hình tham nhũng, lãng phí phạm vi cả nước, tìm ra nguyên nhân, Nghị quyết đề ra 10 nhóm giải pháp về tư tưởng chính trị, kinh tế, pháp luật… để đẩy mạnh và tiến hành quyết liệt cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tạo bước chuyển mới trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh.
Như vậy là Đảng đã có Nghị quyết. Nhà nước đã ban hành Luật phòng chống tham nhũng (có hiệu lực từ
Những quyết định mới xúc tiến xử lý các vụ việc tham nhũng, tiêu cực của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang dấy lên bầu không khí tin tưởng trong nhân dân cả nước. Ở tỉnh ta, sau khi thông qua “chương trình hành động thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng”, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Chi đã tuyên bố: “Sẽ xử lý nghiêm khắc những cán bộ, công chức, viên chức có hành vi tham nhũng, tiêu cực dù ở cương vị công tác nào, đương chức, nghỉ hưu hay đã chuyển công tác khác”.
Cuộc chiến với lũ “giặc nội xâm” (chữ dùng của Bác Hồ) đang vào hồi quyết liệt. Bộ tư lệnh và các cơ quan tham mưu, tác chiến đã sẵn sàng. Vấn đề chính hiện nay là huy động cho được sức mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị, của toàn thể đảng viên, và nhân dân vào trận. Trong 10 nhóm giải pháp mà Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí có 4 giải pháp quan trọng. Trước hết là “tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức và nhân dân về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”. Thứ hai là “nâng cao tính tiền phong gương mẫu” của tổ chức Đảng và đảng viên, đi đầu trong mặt trận phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Thứ ba là “hoàn thiện công tác cán bộ phục vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí” Nghị quyết ghi rõ: “kiên quyết không sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu tái cử những người tham nhũng, lãng phí, hoặc bao che, tiếp tay cho tham nhũng, lãng phí”. Và, giải pháp quan trọng thứ tư là “tăng cường giám sát của nhân dân và các cơ quan dân cử”, như Mặt trận, Quốc hội, HĐND các cấp. Thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở gắn với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí. Nâng cao hiệu quả thanh tra nhân dân, tránh lối làm hình thức như thời gian qua.
Phòng, chống tham nhũng là vấn đề đại sự quốc gia. Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện quyết tâm chính trị lớn trong công tác quan trọng này nhằm xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước thực sự trong sạch, vững mạnh. Quyết tâm đó đáp ứng nguyện vọng chính đáng, tha thiết của mọi tầng lớp nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Vì thế, tuy còn nhiều khó khăn, phức tạp lâu dài, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí nhất định sẽ từng bước giành được thắng lợi, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
BẰNG TÍN