Hôm qua (25-5), dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn Yểu, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Hoàng Văn Phong trình bày tờ trình dự án Luật tiêu chuẩn và qui chuẩn kỹ thuật; nghe Chủ nhiệm Uỷ ban khoa học, công nghệ, môi trường của Quốc hội Hồ Đức Việt trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật tiêu chuẩn và qui chuẩn kỹ thuật. Quốc hội dành cả ngày hôm qua thảo luận về dự án Luật này tại Hội trường.
Luật Tiêu chuẩn và qui chuẩn kỹ thuật gồm 68 điều, chia thành 7 chương, qui định hoạt động xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn; xây dựng, ban hành và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật; đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Trong buổi làm việc hôm nay, các đại biểu tập trung thảo luận các nội dung: Tên của dự án luật; Về cấp tiêu chuẩn trong hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam (Điều 9); Về thẩm quyền xây dựng, phê duyệt, thẩm định, công bố tiêu chuẩn (Điều 10); Về nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn quốc gia (Điều 21) và về thẩm quyền ban hành qui chuẩn kỹ thuật của Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh.
Theo báo cáo thẩm tra dự án Luật của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, về tên gọi của Luật có hai loại ý kiến khác nhau: loại ý kiến thứ nhất, đề nghị giữ tên gọi như dự thảo cũ là Luật tiêu chuẩn hoá; loại ý kiến thứ hai đề nghị lấy tên là Luật tiêu chuẩn và qui chuẩn kỹ thuật như dự thảo trình Quốc hội lần này. Nhiều ý kiến thành viên Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường tán thành lấy tên là Luật tiêu chuẩn và qui chuẩn kỹ thuật, vì phạm vi điều chỉnh của Luật không chỉ liên quan đến việc xây dựng, công bố, áp dụng tiêu chuẩn mà còn liên quan đến việc xây dựng, ban hành, áp dụng qui chuẩn kỹ thuật và đánh giá sự phù hợp.
Về thẩm quyền công bố tiêu chuẩn quốc gia, có ý kiến đề nghị qui định các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức, cá nhân đều có quyền xây dựng dự thảo đề nghị, chuyển cho Bộ Khoa học công nghệ tổ chức thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia để đảm bảo tính khách quan, thống nhất của hệ thống tiêu chuẩn; các bộ quản lý chuyên ngành có thẩm quyền ban hành qui chuẩn kỹ thuật. Các đại biểu đề nghị bổ sung thêm trách nhiệm của Bộ Khoa học – Công nghệ là quản lý và tổ chức hoạt động của tổ chức chứng nhận. Đây là nhiệm vụ quan trọng của Bộ nhưng chưa thấy ghi trong nhiệm vụ của Bộ tại dự án Luật này.
Một số đại biểu cho rằng nếu qui chuẩn kỹ thuật quốc gia thể hiện được đầy đủ những vấn đề thực tiễn có thể xảy ra thì không nhất thiết phải giao thẩm quyền này cho Uỷ ban nhân dân tỉnh. Thực tế, không thể ban hành được tất cả các qui chuẩn quốc gia đầy đủ như đã nêu. Vì vậy, cần phải giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh thẩm quyền này cho phù hợp yêu cầu thực tế nền kinh tế trong giai đoạn chuyển đổi. Cần qui định cụ thể lĩnh vực mà Uỷ ban nhân dân tỉnh có thẩm quyền ban hành qui chuẩn kỹ thuật địa phương và giao cho Bộ Khoa học – Công nghệ quy định danh mục.
Đại biểu Nguyễn Lân Dũng (tỉnh Đắk Nông) nói rằng, khi hội nhập quốc tế thì việc đưa ra một tiêu chuẩn thống nhất là rất quan trọng. Chúng ta đang có 5400 tiêu chuẩn còn hiệu lực, trong các luật hiện hữu lại phân tán, không phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế, chồng chéo giữa tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn địa phương. Thực tế, còn 76% các tiêu chuẩn Việt
Trước đó, trong ngày 24-5 Quốc hội đã thảo luận Luật Trợ giúp pháp lý.
HOÀI THƯƠNG (tổng hợp)