Đánh bại đế quốc Mỹ xâm lược và bọn tay sai của chúng, nhân dân Việt Nam không những hoàn thành nhiệm vụ đối với đất nước mình mà còn làm nhiệm vụ một dân tộc đi tiên phong trong cuộc đấu tranh vì hòa bình và dân chủ, độc lập dân tộc trên toàn thế giới trong thời đại ngày nay. Từ ý nghĩ đó mà tôi luôn nhớ đến hình ảnh Sài Gòn trong ngày đêm
Giữa trời quang mây tạnh mà Sài Gòn ngày ấy có những cảnh tượng xảy ra trái ngược nhau. Binh lính địch bị ta đánh, bị bắt và đầu hàng, được bộ đội ta thả ra nhiều vô kể, chúng phải cởi trần lột chiếc áo lính ngụy “Việt Nam cộng hòa” đi thất thểu lui về phía sau dày đặc suốt trục đường cái, đứa nào vẻ mặt cũng rầu rĩ, lủi thủi đi chật ních cả 2 bên mé đường, có đứa mếu máo khóc như cha chết. Nhân dân thành phố, từ chỗ nhà nào cũng đóng kín cổng, sợ lính ngụy vào trộm cướp, rồi từ già đến trẻ, trai cũng như gái lao ra đường, vui mừng chào đón Quân giải phóng, cờ hoa đỏ rực cả đường phố với tiếng hoan hô vang dội: “Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm! Hồ Chủ tịch muôn năm!”. Làm cho tôi cảm động ứa nước mắt, nhớ Bác Hồ vĩ đại. Đồng chí lái xe cho tôi tên là Vui không hiểu đã cắt ảnh Bác trên báo Nhân Dân từ lúc nào, đem dán bức ảnh Bác Hồ lên kính, trước chiếc xe Bắc Kinh chở tôi đi. Nhân dân dọc đường phố thấy ảnh Bác càng chỉ trỏ và hô to hơn. Các cháu thanh niên và nhi đồng lại lấn ra đường hòng chắn xe tôi lại, làm tôi lúng túng vô cùng, vì đang sốt ruột chạy theo cho kịp bộ đội đang nổ súng đánh địch ở phía trước. Tôi đành ra sức vẫy tay suốt dọc đường và xin phép bà con mới đi thoát.
9 giờ ngày 30-4-1975, quân Giải phóng đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh: Tư liệu
Tôi ngẫm nghĩ suốt hàng chục năm ròng, nhân dân Sài Gòn cùng nhân dân miền Nam sống dưới ách đè nén của đế quốc phong kiến, tay sai, cực nhục đau đớn trăm bề, thế mà nhân dân không bao giờ quên Bác. Đó là nỗi ấp ủ từ lâu, bây giờ mới được bộc lộ trên nét mặt, lời hô của mọi người. Lời hô để thoát nỗi hận thù là như thế. Hô “Hồ Chủ tịch muôn năm!”, rồi lại: “Hoan hô Quân giải phóng”. Có cụ già hơn 70 tuổi ép sát xe tôi hỏi: “Các anh có phải bộ đội
Sau khi bám kịp trung đoàn 24, nắm tình hình và bàn với ban chỉ huy trung đoàn đốc thúc việc kiểm soát sân bay Tân Sơn Nhất xong, tôi liền vào thăm phái đoàn ta ở trại Đa-vít. Một vệ binh vào báo cáo, lập tức đồng chí Hoàng Anh Tuấn và đồng chí Hoàng Bích Sơn cùng phái đoàn ra đón. Chúng tôi cảm động quá, ôm chặt lấy nhau, rơi nước mắt. Vào phòng khách ngồi nói chuyện. Hầu như trong phái đoàn có gì đều đem ra chiêu đãi chúng tôi hết. Vừa uống nước, đồng chí Hoàng Anh Tuấn và đồng chí Hoàng Bích Sơn vừa kể những chuyện mà phái đoàn đã phải sống trong vòng địch. Tôi cảm thấy đó cũng như một mặt trận, không chiến đấu bằng súng mà bằng trí tuệ. Tôi không ngờ sau này về hưu, ngồi viết gia phả dòng họ, tôi mới biết Hoàng Anh Tuấn là Hồ Xuân Oanh và Hoàng Bích Sơn là Hồ Liên. Hóa ra ba anh em họ Hồ chúng tôi đã gặp nhau trong dịp đó.
Chuyện trò một lúc, chúng tôi xin phép ra sân bay, trong lòng đầy phấn chấn. Phái đoàn liền cử một nhân viên đi xe trước tôi để ra sân bay Tân Sơn Nhất lúc trung đoàn 24 chiếm trọn toàn bộ sân bay. Tôi trèo lên đài chỉ huy sân bay cao nhất để nghe ngóng tình hình. Một chốc thì được tin trung đoàn 28 đột nhập được khu vực bộ tổng tham mưu quân ngụy. Một lá cờ sao vàng nửa xanh nửa đỏ đã được cắm lên nhà bộ tư lệnh không quân ngụy ở sân bay Tân Sơn Nhất, hai lá cờ sao vàng nửa xanh nửa đỏ khác đã cắm lên đỉnh nóc nhà cơ quan Tổng tham mưu quân ngụy (một của trung đoàn 28 Sư đoàn 10 và một của đơn vị Sư đoàn 320A) cắm ở bên cạnh nhau.
Mới ngày nào tại đài quan sát chỉ huy của tiểu đoàn pháo binh do tôi phụ trách đã nhìn thấy quân đội viễn chinh Pháp lần lượt kéo cờ trắng đầu hàng ở Điện Biên Phủ (1954) thì giờ đây từ trên đài chỉ huy sân bay, tôi lại được nhìn thấy quang cảnh Sài Gòn được giải phóng, thật là những kỷ niệm khó quên trong cuộc đời mình.
Tối 30-4-1975, chỉ huy sở quân đoàn 3 đàng hoàng đóng tại dinh thự bộ tư lệnh không quân ngụy, kết thúc thắng lợi nhiệm vụ tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Nguồn nước và đèn điện được anh em công nhân Sài Gòn vào bảo đảm chu đáo ngay chiều tối
Đêm
Câu chuyện của Bác kể đến đấy, tôi đã rưng rưng nước mắt. Đêm hôm đó tôi liền tìm gặp anh Phùng Thế Tài, thì anh Tài đã kể cho tôi nghe: “Đó là hơn 20 ngày đi bộ theo Bác vừa làm cần vụ, vừa làm quản lý cấp dưỡng, vừa làm bảo vệ vừa làm bác sĩ săn sóc sức khỏe cho Bác, nên tôi (Phùng Thế Tài) rất lo Bác ốm. Thời kỳ đó Đảng đang hoạt động bí mật, dân ta đang mất nước đấy”.
Nghe anh Tài Kể, tôi cũng rất cảm động, câu chuyện này đã đằng đẵng trong trí nhớ suốt cuộc đời tôi, tôi tự cảm thấy học được lòng trung thực của Bác để răn mình, biết chịu đựng gian khổ mới làm nên sự nghiệp. Hình ảnh của Bác thanh thoát luôn luôn sáng chói trong tâm trí tôi.
Thiếu tướng, PGS HỒ ĐỆ