Sau hội nghị Trung ương Đảng khoá II lần thứ 15 năm 1959, việc mở đường vào miền
Chúng tôi thường gọi đây là sợi chỉ đỏ nối liền bờ nam ra bờ bắc sông Bến Hải của các lớp cán bộ đi B từ năm 1959 đến năm 1960. Anh Nguyễn Phụng Minh- nguyên Phó BÍ thư Tỉnh uỷ Phú Khánh lúc còn sống thường nói con đường này là con đường đặc biệt, con đường nhớ đời của lớp cán bộ khi đã đi qua. Nói là đừơng nhưng thật ra không có đường.
Từ miền Bắc vào phải mất nửa ngày leo núi ở bờ bắc sông Bến Hải, đi đến dãy núi cao nhất. Từ đó không được đi dép cao su và đi bằng cả chân lẫn tay xuyên rừng, trụt xuống một con suối lớn. Đôi dép cao su luồn vào thắt lưng cho chắc( lúc đó dép quí như vàng), còn gạo thì không được để rơi một hạt vì nếu như thế, địch sẽ biết dấu chúng ta. Thường là 12 giờ trưa mới bắt đầu xuống đầu nguồn suối và lội cho đến 5 giờ chiều mới đến gần giáp quốc lộ 9 Đông Hà đi Sa va na khet của Lào.
Vận tải lương thực cho tiền tuyến - Ảnh: Tư liệu
Nghỉ ở đó đến 9 giờ tối lại tiếp tục leo suối đi qua cống dưới đường 9 rồi lại leo suối đi ra bờ bắc sông Bến Hải. Ơû đó có một chiếc thuyền độc mộc của dân làng Ho chờ sẵn. Nếu thuận lợi thì 9- 10 giờ qua sông. Mỗi đêm thuyền chở qua lại 10 chuyến, mỗi chuyến đi được 3 người. . Qua sông rồi vẫn tiếp tục đi chân không. Lúc đó, cơ sở làng Ho phaỉ dậy sớm kiểm tra và xoá dấu vết để phòng địch phát hiện.
Tình hình khó khăn quá, tôi trao đổi với đồng chí Phan Du, Uỷ viên thường vụ Đảng uỷ Vĩnh Linh nên tính cách làm sao tăng số lượng đi B có thể gấp đôi. Nhưng đồng chí nói địch kiểm soát và thường lùng quét, khó có thể tăng lên. Đồng thời, đoàn 559 triển khai chỉ thị của Bộ Tổng tham mưu cũng mở một đường xuyên núi giáp ranh biên giới Việt- Lào, dùng lực lượng vũ trang chuyển tải vũ khí vào liên khu 5, vừa đánh địch càn quét vừa gùi thồ. Nhưng sau một năm chỉ đưa vào được 70 tấn vũ khí.
Đồng chí Trần Lương gặp đồng chí Trần Văn Trà -Phó Tổng tham mưu trưởng bàn việc khắc phục các khó khăn của việc mở đường vào miền nam, nhất trí báo cáo Bộ Chính trị và xin mở đường qua đất Lào. Bộ Chính tị đồng ý và cử đồng chí Trần Lương đi gặp anh Bảy ( Kay Xon Phôm Vi Hảm- Tổng Bí thư Đảng nhân dân các mạng Lào). Anh Bảy chấp thuận. Thế là ta tiến hành
Vùng căn cứ cách mạng của Đảng Nhân dân cách mạng Lào rất mạnh nhưng chưa có sự nối liền giữa Trung và Hạ Lào. Anh Bảy yêu cầu ta giúp đỡ xây dựng một số vùng căn cứ của bạn. Cái khó là có 2 đồn địch ở trên đường 9 Mường Phìn và Sê Pôn, hai đồn cách nhau chỉ 60 km. Đồng chí Nguyễn Đôn quyết định điều một trung đoàn của Quân khu 4 đánh đồn Sê Pôn và tiểu đoàn 19 đánh Mường Phìn.
Cuộc mở đường vào miền nam đi qua đất Lào khởi động do đồng chí Trần Lương dẫn đầu. Chúng tôi ăn mặc theo trang phục lính Kông- le, xe ô tô được bịt kín từ Hà Nội vào tới Đô Lương ( Nghệ An) rồi đi lên phía tây theo đường huyện Lý Sơn qua tỉnh Khăm Muộn của Lào. Tuy không có giao liên dẫn đường, nhưng rất quí là đoàn đồng chí Lương có giấy giới thiệu của anh Bảy nên dựa vào bản đồ, chúng tôi nhờ dân Lào dẫn đường từ buôn này đến buôn khác hướng vào Nam. Bộ Tổng tham mưu dùng máy bay tiếp tế hậu cần. Sau một tháng, chúng tôi mới đến đường 9. Tiểu đoàn 19 vây đánh đồn Mường Phìn. Lính của chính phủ Lào bị ta vây, hoảng sợ chạy vào rừng trốn. Sau ta dùng loa gọi chúng ra đầu hàng, nếu ngoan cố bộ đội sẽ đánh tiêu diệt. Bọn liùnh Lào lần lượt ra hàng, đồng thời một trung đoàn của ta tiến đánh và chiếm đồn Sê Pôn. Theo chỉ thị của đồng chí Lương, tất cả chiến lợi phẩm đều giao cho các bạn Lào quản lý, ta không được đụng đến. Rất nhiều mùng tuyn và bi đông Mỹ nhưng ta chỉ nhận mỗi người một cái để dùng trên đường hành quân vào khu 5. Đi đến đâu nhân dân Lào cũng đều đón đồng chí Lương và đoàn chúng tôi hết sức nhiệt tình, thể hiện sâu sắc tình đoàn kết Việt- Lào. Còn ăn uống, lúc đầu cứ nghĩ cả tháng ăn xôi thì làm sao chịu được nhưng dần dần tôi cũng quen và thấy ngon. Ơû Mường Phìn hơn một tuần chúng tôi theo đường ôtô địch bỏ lâu ngày vào cầu Xu -pha -nu -vông. Vào đến đất hạ Lào, chúng tôi tổ chức vượt sông về huyện 40 tỉnh Kon Tum.
Chuyến đi mở đường vào Nam đầu năm 1961 qua đất Lào thành công và đã đi vào lịch sử như một cột mốc quan trọng mở đường từ miền Bắc vào Nam, tạo cho ta mở rộng đường dây Nam Bắc. Không chỉ đường bộ đi lại dễ dàng hơn mà ta còn mở được một tuyến ô tô từ Bắc vào Nam tiếp tế vũ khí cho miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Tuy địch phát hiện và đánh phá ác liệt nhưng đường vận tải ô tô không ngừng được mở rộng cho đến ngày miền
HUỲNH TRÚC,nguyên Phó Bí thư Tỉnh uỷ Phú Yên( kể)
KIM CHI (ghi)