Thời đại nào cũng có những con người vĩ đại. Nhưng Bác Hồ kính yêu của chúng ta là một con người vĩ đại nổi bật, vì cuộc đời trong sáng của Người gắn liền với sự giản dị và khiêm tốn.
Tiến sĩ Triết học Sacabôrôty, viện nghiên cứu Tagore ở Ấn Độ đã viết: “Cụ Hồ mặc bộ quần áo giản dị, nói những lời giản dị, cách xử sự và tính nết giản dị, với vẻ mặt tươi cười làm tỏa ra một sự trong sáng của một hồn giản dị…”
Giản dị và khiêm tốn là bản chất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một khía cạnh đạo đức của Người. Bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào, Bác vẫn luôn luôn đặt đời sống của mình trong đời sống của nhân dân. Bác hồ là một người rất mẫu mực khiêm tốn. Bác không nhận mình là nhà thơ, mà chỉ nhận mình là một nhà báo kinh nghiệm. Thời đánh Mỹ có một nhà báo nước ngoài đã viết bài ca ngợi Việt
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một con người phi thường và xuất chúng. Mặc dù Bác ở cương vị cao, nhưng được gặp Người ta cảm thấy ngay sự gần gũi, cởi mở thân thiết như người ông, người cha trong gia đình. Trong cuộc sống hàng ngày, Bác không bao giờ cáu gắt với ai và Bác luôn luôn giáo dục người khác cũng là như Bác. Một lần, một cán bộ quân sự cao cấp đến thăm Bắc. Đồng chí này rất giỏi về quân sự, nhưng tính tình hay nóng nảy. Thấy đồng chí ấy đến, Bác lấy phích nước nóng rót ra cốc, rồi báo:
- Chú uống nước đi!
Đồng chí ấy bưng cốc nước lên, lại đặt xuống. Thấy thế Bác giục:
- Chú uống đi cho đỡ khát!
- Thưa Bác nước nóng lắm ạ!
Bây giờ Bác mới ôn tồn bảo:
- Chú thấy không? Nóng là khó tiếp thu lắm chú ạ!
Biết Bác đã dạy cho mình một bài học vô cùng thấm thía, từ đó đống chí ấy dần dền sửa chữa và tính nóng giảm đi rất nhiều.
Trở về thăm quê hương sau bao nhiêu năm xa cách, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn hết sức gần gũi, thân thương, trìu mến với nhân dân cả trong tình cảm, cử chỉ và lời nói. Trong bài nói chuyện với Hội nghị đại biểu nhân dân tỉnh Nghệ An ngày
Nói với thanh niên Nghệ An về vấn đề học tập, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “… Mục đích sống bây giờ không phải như khi trước, học để kiếm bằng, để làm ông thông, ông ký. Bây giờ không còn ông thông, ông ký nữa… Chúng ta học tập bây giờ là học cho tốt để lao động cho tốt… Các cháu biết bây giờ, công nghiệp ta ngày càng phát triển thì người công nhân trình độ văn hóa ngày càng cao… Nông nghiệp cũng dần dần tiến lên, người nông dân cũng cần có trình độ văn hóa. Có như thế thì chúng ta mới đẩy nền kinh tế lạc hậu của chúng ta bây giờ thành niền kinh tế tiến tiến. Chứ không phải là những người học ra để đi làm quan. Sự thực bây giờ chúng ta không có quan nữa. Nếu có là hạng quan liêu”. Những lời tâm tình đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói lên sự khác nhau căn bản về bản chất của nền giáo dục văn hóa phong kiến, văn hóa nô dịch dưới chế độ cũ với nền giáo dục văn hóa dân chủ mới XHCN theo 3 nguyên tắc là: Dân tộc, khoa học, đại chúng mà Đảng, Nhà nước ta đã và đang lãnh đạo tòan dân ra sức xây dựng, qua đó còn toát lên quan điểm đường lối giáo dục: Học đi đôi với hành, giáo dục gắn với thực tiễn lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội.
Cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là dành cho nhân dân. Người sáng lập và lãnh đạo Đảng ta, Nhà nước ta, cùng với Đảng đem lại độc lập, tự do cho dân tộc. Người yêu quý con người, chia sẻ đau buồn với những mất mát, bao dung độ lượng với những người có lầm lỗi, có khuyết điểm và hối cãi, biết ăn nắng sửa chữa. Suốt đời Bác rất quan tâm chăm lo cho việc giáo dục người tốt, việc tốt.
QUỐC CHÍNH