Mỗi lần ra thăm các đảo chìm, đảo nổi ở huyện đảo Trường Sa, những con dân đất liền luôn tìm đến cột mốc chủ quyền quốc gia được xây dựng nơi đây. Đó là biểu tượng thiêng liêng nhất trên các đảo. Bên các cột mốc này, luôn có những chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đứng canh gác, súng nắm chắc trong tay, mắt nhìn thẳng khơi xa, khẳng định ý chí, quyết tâm cùng đồng đội giữ gìn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của đất mẹ. Bên cột mốc chủ quyền quốc gia ở các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, thường diễn ra các hoạt động như lễ ra quân huấn luyện, ký kết thi đua hàng năm; nghi lễ chào cờ và hạ cờ Tổ quốc của đơn vị đồn trú; biểu diễn giao lưu văn nghệ giữa cán bộ, chiến sĩ các đảo và người đất liền; người đất liền chụp ảnh lưu niệm với lính đảo trước khi theo tàu trở lại hậu phương…
Hiện nay, ở nhiều tỉnh, thành phố trong nước, các đơn vị, cá nhân đã xây dựng mô hình cột mốc chủ quyền quốc gia giống như các đảo ở Trường Sa. Qua đó góp phần giáo dục tình yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho cán bộ, nhân dân, thể hiện sự gắn bó sắt son giữa đất liền với tiền tuyến.
Chiến sĩ đảo Thuyền Chài A nắm chắc tay súng canh giữ biển đảo quê hương |
Nghi thức hạ cờ Tổ quốc diễn ra trang nghiêm bên cột mốc chủ quyền quốc gia |
Bí thư Tỉnh ủy Đào Tấn Lộc với các chiến sĩ quê Phú Yên bên cột mốc chủ quyền quốc gia đảo An Bang - Ảnh: T.BÍCH |
Cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh (Phú Yên) bên mô hình cột mốc chủ quyền quốc gia đảo Trường Sa ở Viện Hải dương học (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) |
Cụm ảnh của BÍCH THẠCH