Thứ Năm, 23/01/2025 05:14 SA
Chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa (Tiếp theo kỳ trước)
Thứ Bảy, 21/06/2014 07:00 SA

- Bãi Quang Nghĩa có tọa độ địa lý 16019,4 vĩ độ Bắc và 112041,1 kinh độ Đông (1);

 

Ngoài ra trong quần đảo còn vô số những mỏm san hô nhấp nhô trên mặt nước. Nhiều mỏm khi nước triều xuống chỉ có một diện tích đủ cho hai người đứng và lại chìm dưới nước khi triều lên.

 

Qua nghiên cứu, tất cả các đảo trong nhóm đảo Hoàng Sa đều là những ám tiêu san hô, tiêu biểu cho kiến trúc ám tiêu loại Thái Bình Dương, với thành phần chính bao gồm:

 

- Một mỏm san hô, cao hoặc thấp, là thân của đảo.

 

- Vành đai san hô, liên tục hoặc không liên tục bao quanh đảo. Nhiều đảo có vành đai dính sát, nhiều nơi vành đai này lại ở ngoài xa ngăn cách bởi một hồ nước lặng.

 

- Hồ nước lặng thường có màu xanh lục. Trái với mặt biển ở bên ngoài luôn có sóng, trong hồ mặt nước phẳng lặng.

 

Chất phosphate phủ trùm phần lớn diện tích bề mặt các đảo, song không phải vì vậy mà vắng bóng các loại thổ nhưỡng khác, ví dụ như cát. Cát được gió mùa mang lên từ khoảng lộ triều và tụ thành những đụn nhỏ.

 

Từ năm 1938, một đài khí tượng có tên “Station d’Obervation 836” đã đi vào hoạt động tại Hoàng Sa và cung cấp tin tức về thời tiết cho vùng Đông Nam Á.

 

 

Vùng đảo Trường Sa ở về phía đông nam nước ta trong khoảng vĩ độ 6030 đến 12000 Bắc; kinh độ 111030 đến 117020 Đông (2).

 

Vùng đảo Trường Sa cách Hoàng Sa gần 200 hải lý về phía nam, bao gồm hàng trăm đảo, đá, bãi ngầm (trong đó có 148 đã được đặt tên (3)) trải trên vùng biển rộng gấp 10 lần vùng biển của vùng đảo Hoàng Sa (160.000km2), song tổng diện tích của các đảo nổi cũng chỉ khoảng 10km2. Nhóm đảo này nằm trong khoảng từ vĩ độ 6030’ đến 120 Bắc, từ kinh độ 111030’ đến 117020’ Đông. Đảo lớn nhất trong vùng đảo là Ba Bình, rộng khoảng 0,65km2. Đảo gần bờ nhất là đảo Trường Sa cách Hòn Hải (thuộc quần đảo Phú Quý) 210 hải lý, cách Vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) 250 hải lý, cách đảo Hải Nam trên 520 hải lý. Trường Sa chia thành 8 cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên. Cụm đảo rộng nhất là cụm Nam Yết gồm nhiều đảo đá, bãi ngầm, xếp liền nhau thành một vành đai bao quanh vùng biển nông trên dưới 10m (4). Đảo gần đất liền nhất là đảo Trường Sa cách vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 250 hải lý, cách hòn đảo ở gần đảo Hải Nam (Trung Quốc) nhất cũng khoảng trên 600 hải lý và cách đảo Đài Loan khoảng 960 hải lý (5).

 

Vùng đảo Trường Sa có trên 100 hòn đảo nổi, đảo chìm và bãi cạn san hô, trong đó có 23 đảo nổi với tổng diện tích khoảng 10km2, đảo lớn nhất có diện tích 0,6km2, các đảo khác có diện tích trung bình 0,3-0,4km2.

 

Các đảo của quần đảo Trường Sa thấp hơn các đảo của quần đảo Hoàng Sa. Độ cao trung bình trên mặt nước từ 3 đến 5 mét. Lớn nhất là đảo Ba Đình rộng khoảng 0,6km2, sau đó là các đảo Song Tử Tây, Trường Sa, Nam Yết, Song Tử Đông, Thị Tứ, Loại Ta, Sinh Tồn, Vĩnh Viễn, An Bang... Ngoài ra còn nhiều đảo nhỏ và bãi đá ngầm như Sinh Tồn Đông, Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Ken Nan, Đá Lớn, Thuyền Chài. Các đảo ở đây cũng có vành đá san hô ngầm, rộng hàng trăm mét, che chở cho đảo khỏi bị sóng đánh tràn lên. Có những vành đai san hô bao quanh dài, rộng hàng chục ki-lô-mét như đảo Thuyền Chài, Đá Tây, Đá Lớn. Tổng diện tích phần nổi của tất cả các đảo, đá, cồn, bãi ở quần đảo Trường Sa khoảng 10km2 tương đương với quần đảo Hoàng Sa, nhưng quần đảo Trường Sa trải ra trên một vùng biển rộng gấp hơn 10 lần quần đảo Hoàng Sa (6).

 

Trên đảo Trường Sa và đảo Song Tử Tây có đài khí tượng ngày đêm theo dõi và thông báo các số liệu về thời tiết ở vùng biển này cho mạng lưới quan trắc khí tượng thế giới và trên một số đảo có đèn biển của Tổng công ty Bảo đảm Hàng hải Việt Nam như đảo Song Tử Tây, An Bang, Đá Tây (7).

 

(Còn nữa)

 

 PGS,TS NGUYỄN BÁ DIẾN

-------------------------------

(1) Quần đảo Hoàng Sa có những đảo, bãi ngầm nào - Kho tri thức - Báo điện tử Kiến thức.htm

(3) Marius Gjetnes. Maritime Zones Generated by the Spratlys: Legal Analysis and Geographical Overview//Energy and Security in the South China Sea Project. University of Oslo, 24-26/4/1999.

(4) Lưu Văn Lợi, Việt Nam, đất-biển-trời, NXB Công an nhân dân, 1990, tr40.

(2,5,6,7) “Giới thiệu hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, Trang Thông tin điện tử bản quyền thuộc Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đăng tải ngày 11/6/2009, http://cucktbvnlts.gov.vn/vn/Print/1302.aspx

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek