Tối 5/6, tại Hà Nội, nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội và Bộ Ngoại giao phối hợp tổ chức tọa đàm Đại biểu Quốc hội và 5 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới.
Một buổi đối thoại về bình đẳng giới được tổ chức tại Việt
Phát biểu tại cuộc tọa đàm, Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho biết Việt Nam là một trong các nước sớm phê chuẩn công ước của Liên Hợp Quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ và đã luật hóa các quy định của công ước này.
Năm 2006, Luật Bình đẳng giới được thông qua đã tạo cơ sở pháp lý toàn diện về bình đẳng giới với các quy định về mục tiêu, nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới; các chính sách của Nhà nước; các biện phảm bảo đảm thực chất và có trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân trong thực hiện bình đẳng giới.
Sau 5 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới, Việt
Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đánh giá cao sáng kiến của Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội và Bộ Ngoại giao đã phối hợp tổ chức tọa đàm ý nghĩa này, góp phần chia sẻ các kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp, chính sách hiệu quả thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam.
Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai cho biết sau 5 năm triển khai thi hành Luật Bình đẳng giới, vấn đề này đã giành được sự quan tâm nhiều hơn của hệ thống chính trị. Thông qua các quy định của Luật Bình đẳng giới và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam đã tạo thêm những cơ chế để xem xét và lồng ghép các mục tiêu, nguyên tắc bình đẳng giới vào trong nhiều đạo luật quan trọng được Quốc hội thông qua như Luật Người cao tuổi, Luật Người khuyết tật, Bộ Luật Lao động (sửa đổi)...
Cùng với các cơ quan Quốc hội, nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam đã tham gia phối hợp, tổ chức nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, đặc biệt là việc tham gia ý kiến về lồng ghép giới trong quá trình thảo luận về các đạo luật. Bà Pratibha Mehta, điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt
Báo cáo tổng quan đánh giá 5 năm tình hình thực hiện Luật Bình đẳng giới cho thấy, hiện nay, Việt Nam nằm trong nhóm nước có tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao trong khu vực và trên thế giới, tuy nhiên vị trí xếp hạng đã giảm so với trước (hiện nay đứng thứ 43/143 quốc gia trên thế giới giữ vị trí thứ 2 sau Lào trong 8 nước ASEAN có nghị viện). Công bằng xã hội trong tiếp cận giáo dục đã được cải thiện, đặc biệt đối với người dân tộc thiểu số, con em các gia đình nghèo, trẻ em gái và các đối tượng bị thiệt thòi ngày càng được quan tâm. Mục tiêu bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã và đang được thực hiện. Tỉ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động văn hóa và tiếp cận thông tin ngày càng cao hơn…
Các đại biểu tham gia tọa đàm đánh giá việc tổ chức triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới trên các lĩnh vực đời sống - xã hội và gia đình tiếp tục đạt được một số tiến bộ. Sau 2 năm triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, một số chỉ tiêu đã hoàn thành đạt kế hoạch, cần tiếp tục duy trì như chỉ tiêu tạo việc làm mới, chỉ tiêu về y tế...
Bên cạnh đó, những hạn chế cần quan tâm đó là tỉ lệ phụ nữ tham gia vào các cơ quan dân cử, cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội còn thấp; cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em gái, phụ nữ dân tộc thiểu số vẫn còn hạn chế; tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh... Các đại biểu đã thảo luận về các thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong việc triển khai thi hành Luật Bình đẳng giới; đề xuất các giải pháp, chính sách nhằm thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam.
Theo TTXVN