Không chỉ khẳng định cực nam lãnh thổ Trung Quốc chỉ dừng lại ở Hải Nam, các tài liệu cổ Trung Quốc còn ghi nhận việc thực thi chủ quyền Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa từ nhiều thế kỷ trước.
Cán bộ chiến sĩ trên đảo Trường Sa Lớn làm lễ chào cờ buổi sáng - Ảnh: infonet
Đặc biệt, từ thế kỷ 17, Hòa thượng Thích Đại Sán (Trung Quốc) được chúa Nguyễn mời sang Việt
Ngư dân Việt ở vạn lý Trường Sa
Theo TS Trần Đức Anh Sơn - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế - Xã hội TP Đà Nẵng, chủ nhiệm đề tài “Font tư liệu chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa”: 22 bản đồ cổ của Trung Quốc trong tổng số gần 100 bản đồ được nhóm nghiên cứu sưu tầm cho thấy các bản đồ Trung Quốc đều chỉ thể hiện lãnh thổ Trung Quốc đến điểm cực nam là đảo Hải Nam.
Đặc biệt, 3 bản đồ được trích từ các thư tịch cổ của Trung Quốc là: Thiên hạ nhất thống chi đồ, vẽ năm 1461 thời Minh, Dư địa đồ vẽ năm 1561 thời Minh và Hoàng Minh đại nhất thống tổng đồ vẽ năm 1635 thời Minh; 1 bản đồ The Chinese Empire (Đế quốc Trung Hoa) do các nhà bản đồ học phương Tây vẽ năm 1910 thời Thanh; 18 bản đồ vẽ lãnh thổ Trung Quốc qua tất cả các thời kỳ lịch sử từ thời nhà Hạ (2070 - 1600 trước Công nguyên) cho đến thời nhà Thanh (1644 - 1911), được NXB Bản đồ của Trung Quốc in lại trong những năm gần đây... đều không có bất kỳ hình vẽ hay ghi chú địa danh Xisha qundao (tức quần đảo Hoàng Sa).
“Điều này chứng tỏ, ngoài các tư liệu thành văn của cổ sử Trung Hoa đến các bản đồ của Trung Quốc là nguồn sử liệu góp phần chứng minh Hoàng Sa (và Trường Sa) chưa bao giờ là lãnh thổ của Trung Quốc” - TS Sơn nhấn mạnh.
Thạc sĩ Trần Văn Quyến (giảng viên Đại học Phú Xuân - Huế), trong lần nghiên cứu đề tài “Hoạt động của đội Hoàng Sa trong lịch sử” cũng đề cập tư liệu cổ Trung Quốc khẳng định việc thực thi chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa.
Điển hình cuốn Hải ngoại kỷ sự của Hòa thượng Thích Đại Sán (người tỉnh Khiết Giang - Trung Quốc) có nhiều đoạn miêu tả về Hoàng Sa gọi là “vạn lý Trường Sa”.
Hòa thượng Thích Đại Sán được Chúa Nguyễn Phúc Chu mời sang vùng Thuận Quảng vào năm Ất Hợi (1695) và trở về nước năm Đinh Sửu (1697) để truyền bá Phật pháp.
Những lần đi về qua vùng “vạn lý Trường Sa” bằng đường thủy, hay đến vùng Thuận Quảng: Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi..., Hòa thượng Thích Đại Sán đã nghiên cứu và viết lại hoạt động của đội Hoàng Sa, thực thi chủ quyền của Việt Nam, trong Hải ngoại kỷ sự khá tường tận.
Tư liệu cổ này có nhiều đoạn chỉ rõ về vị trí, khoảng cách từ Đại Việt đến “vạn lý Trường Sa” và các hoạt động, như: “Thời quốc vương (chúa Nguyễn An Nam) trước, hàng năm sai thuyền đánh cá đi dọc theo bãi cát, lượm vàng bạc khí cụ của các thuyền hư tấp vào”.
Một trang trong Hải ngoại kỷ sự mô tả về Vạn lý Trường Sa của Việt
"Paracel là một quần đảo thuộc Vương quốc An
Theo ThS. Quyến: So với Toàn tập thiên nam tứ chí lộ đồ thư của Đỗ Bá (viết năm 1687, tư liệu cổ Việt
Những ghi chép của Thích Đại Sán cũng trùng hợp với ghi nhận của các giáo sĩ phương Tây 5 năm sau đó (năm 1701) ở Trung Quốc trong lá thư của mình về “Paracel (nghĩa là Hoàng Sa, Trường Sa) là một quần đảo thuộc Vương quốc An Nam”.
Tác giả Jean Yves Clayes trong bài viết với tiêu đề “Điều huyền bí của các vành đai san hô - Nhật ký chuyến đi quần đảo Paracels” đăng trên tạp chí Indochine (Đông Dương, số 46 năm 1941) đã trích dẫn nội dung từ những lá thư của các giáo sĩ phương Tây ở Trung Quốc khi qua đảo Paracels năm 1701: “Tàu nhổ neo, gió rất thuận và chỉ trong một thời gian ngắn đã đến ngang tầy mỏm đá Paracel. Paracel là một quần đảo thuộc Vương quốc An Nam”.
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh: Chính sử Trung Hoa, trong suốt 22 thế kỷ, từ các đời Tần, Hán đến sau Thế chiến thứ II, không thấy tài liệu nào, câu chữ nào ghi Biển Đông với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa) thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Còn Hải ngoại kỷ sự của Thích Đại Sán thì thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt
ThS. Nguyễn Hoàng Việt (Đại học Luật TP HCM): Chuyên gia nghiên cứu biển Đông:
Phổ biến bằng chứng chủ quyền ra công luận quốc tế
Việt
Thêm nhiều tư liệu chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt
Theo TS Trần Đức Anh Sơn: Hiện có rất nhiều bản đồ cổ do các nước phương Tây xuất bản trong các thế kỷ XVII - XIX khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt
Thiết nghĩ các cơ quan chức năng nên mở rộng mối liên hệ với những kiều bào ở nước ngoài có quan tâm đến vấn đề này để tìm kiếm, chỉ dẫn thông tin nhằm sưu tầm, lưu giữ thêm các tư liệu phục vụ cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt
Theo TPO