Gần như người dân nào từng “nếm mùi” triều cường mùa đông năm ngoái ở hai thôn Mỹ Quang Bắc và Mỹ Quang
Gia đình ông Lê Lam đang xây kè kiên cố để đề phòng triều cường
Ông Lê Lam, một người dân có nhà sát chân sóng, đang đầu tư hơn 20 triệu đồng để xây dựng một bờ kè kiên cố bằng bê tông cao đến 3m, dưới chân kè còn làm hệ thống chân khay giếng chìm để giữ phần đế. Cùng lúc, những hộ Huỳnh Văn Nhàn, Đỗ Mạnh, Nguyễn Thọ... ở cùng thôn cũng xây dựng hệ thống kè chống triều cường. Anh Phạm Dũng, một trong những người bị thiệt hại nặng nhất do triều cường gây ra cuối năm ngoái khi ngôi nhà mới xây 3 tháng của anh bị sóng móc trơ cả đế móng, nằm chênh vênh trước biển, cũng đang thuê xe bục bịch chở đá về chuẩn bị vô rọ để giữ nhà.
Tất cả họ đều là những hộ dân thuộc diện phải di dời đến vùng an toàn ngay trong mùa mưa này. Nhưng không khí “kiên cố hóa” nhà cửa khẩn trương của ông Lam và những người khác khiến người ta có cảm giác rằng hình như họ chưa muốn dời đi. Đó là bài toán khó khăn hiện nay ở những vùng triều cường và vùng thường xuyên bị biển đe dọa ở Phú Yên. Bà con thường lấy lý do làm nghề biển để không đến vùng tái định cư, ai cũng muốn “bám trụ” trong những căn nhà chênh vênh trước biển của họ.
Theo lời trưởng thôn Mỹ Quang Nam Nguyễn Thái Lâm, để làm tốt hơn nữa công tác ứng cứu trong mùa mưa bão năm nay, thôn này đã thành lập một đội cứu hộ cứu nạn gồm 20 thanh niên khỏe mạnh, vừa được tập huấn xong. Ngay khi có thiên tai bão lũ, cả trên bờ lẫn trên biển, họ sẽ ứng cứu nhanh chóng. Đây là những thanh niên trong thôn, làm việc hoàn toàn tự nguyện vì... không có thù lao.
Nhưng Mỹ Quang không như thế. “Chúng tôi làm kè là để giữ nhà của mình, nhưng trong bụng mong chờ ngày di dời đến sớm” – ông Lê Lam thổ lộ. 60 tuổi cũng là từng ấy năm ông Lam ở cái làng chài này. Ông nói rằng chưa bao giờ ông thấy biển Mỹ Quang, vốn rất hiền lành, lại nổi giận khiến mọi người khiếp đảm như đợt triều cường đêm
Ông Lê Hoàng Ngọc, Chủ tịch UBND xã An Chấn, cho biết: Cả hai thôn Mỹ Quang
KHƯƠNG NGUYÊN