Hôm qua 18-9, tại Hà Nội, Bộ LĐ-TBXH phối hợp với các bộ: Nội vụ, Tài chính đã tổ chức họp báo công bố Nghị định số 94 về điều chỉnh mức lương tối thiểu (LTT) chung và Nghị định số 93 về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) và điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc.
Cả 2 nghị định này vừa được Chính phủ ký ban hành ngày 7-9 vừa qua.
Cùng với việc công bố nội dung của 2 Nghị định, Bộ LĐ-TBXH đã công bố Thông tư số 12 về hướng dẫn thực hiện điều chỉnh lương và phụ cấp lương trong doanh nghiệp; Thông tư số 13 về thực hiện điều chỉnh lương hưu và trợ cấp BHXH theo Nghị định 93; Thông tư số 14 về hướng dẫn tăng lương hưu và trợ cấp BHXH theo Nghị định 94.
Liên bộ Nội vụ-Tài chính cũng công bố Thông tư số 1 về thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng từ ngày
· Mức tăng cao nhất: 1,3 triệu đồng/tháng
Theo ông Phạm Minh Huân, Vụ tưởng Vụ Tiền lương-Tiền công, Bộ LĐ-TBXH, với Nghị định 94 về điều chỉnh mức LTT chung, từ ngày
Với Nghị định 93, từ ngày
Đối với người nghỉ hưu từ ngày
Về cơ bản, theo ông Lê Duy Đồng, Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH, lần tăng lương này cả người lao động và người về hưu đều được hưởng lợi lớn. Đặc biệt là người nghỉ hưu có mức tăng bình quân cao: 41,46%; 38,89%; 36,32%; 33,74% (tùy theo mức lương trước khi nghỉ hưu). Người hưởng lương từ ngân sách nhà nước cũng được tăng 28,6% (mức tăng thấp nhất 100.000 đồng/tháng; mức trung bình tăng 234.000 đồng/tháng; mức cao nhất tăng 1,3 triệu đồng/tháng).
· Đã bảo đảm mối tương quan hợp lý về lương hưu
“Mức tăng lương lần này đã sát với mức tiền công thực tế trên thị trường, từng bước thực hiện lộ trình thống nhất mức LTT trong các loại hình doanh nghiệp”, ông Lê Duy Đồng khẳng định.
Với việc tăng lương lần này, ước tính sơ bộ sẽ có gần 10 triệu người được tăng lương vì tất cả lao động trong khối hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và doanh nghiệp trong nước đều được tăng lương.
Tuy nhiên, có một thực tế là việc tăng lương sẽ làm ảnh hưởng đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp, chủ yếu do chi phí đóng BHXH, bảo hiểm y tế tăng.
Trong đó, số cán bộ xã phường khoảng 130.000 người; khối hành chính, sự nghiệp (trừ quân đội) là 1,5 triệu người; người về hưu là 1,5 triệu người…
Theo tính toán, so ảnh hưởng của tăng lương, chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng bình quân dưới 1%. Tuy nhiên, các chuyên gia tiền lương cũng cho rằng chỉ cần tiết kiệm các khoản chi khác thì doanh nghiệp sẽ đủ nguồn thực hiện điều chỉnh lương mà không cần tính đến chuyện tăng giá sản phẩm.
Ngoài ra, trước lo ngại: liệu có hay không việc tiếp diễn đình công trong khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đòi tăng LTT như năm 2005, ông Lê Duy Đồng khẳng định: nguyên nhân cơ bản của đình công không phải là ở mức LTT, mà là ở công tác quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém.
Cũng theo ông Đồng, mức điều chỉnh lương hưu từ
Việc điều chỉnh lương hưu này cũng đã bảo đảm mối tương quan hợp lý về lương hưu giữa những người nghỉ hưu trước và sau tháng 10-2004 (đã điều chỉnh lương hưu vào ngày 1-10 từ năm 2004 đến nay). Việc điều chỉnh để giải quyết chênh lệch về lương hưu giữa người nghỉ hưu trước tháng 10-2006 và người nghỉ hưu từ tháng 10-2006 trở đi sẽ tiếp tục được thực hiện trong thời gian tới.
Theo SGGP