Buổi gặp mặt, giao lưu, tôn vinh các Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng vừa được tổ chức vào tối 30/8 như là một món quà của toàn Đảng bộ, nhân dân Phú Yên gởi tặng các mẹ sau 35 năm giải phóng đất nước.
Giao lưu giữa thế hệ trẻ và các mẹ VNAH - Ảnh: K.CHI
Đồng chí Đào Tấn Lộc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Đảng bộ và nhân dân Phú Yên mãi tự hào và ghi nhớ công lao của hàng ngàn phụ nữ, những người mẹ, người vợ yêu nước nồng nàn, chịu đựng biết bao gian khổ. Các mẹ đã động viên chồng, con lên đường cứu nước và đã hiến dâng cho Tổ quốc những người thân yêu nhất của mình. Lễ gặp mặt, tôn vinh các Mẹ Việt Nam anh hùng không những thể hiện nghĩa tình sâu nặng, sự trân trọng, lòng biết ơn vô hạn của chúng ta đối với những người có công với nước, mà còn thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc của truyền thống nhân nghĩa Việt Nam, đồng thời mang ý nghĩa giáo dục to lớn đối với các thế hệ hôm nay và mai sau. Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh mãi mãi ghi lòng tạc dạ những công ơn to lớn của các mẹ và sẽ tạo mọi điều kiện để các mẹ có cuộc sống ngày một tốt hơn.
Tối 30/8, tại Hội trường Nhà văn hóa Lao Động tỉnh, hơn 500 cán bộ lãnh đạo, hội phụ nữ, lực lượng vũ trang, đoàn viên thanh niên chào đón 25 Mẹ Việt Nam anh hùng về dự gặp mặt, giao lưu. Khi tiếng nhạc của ca khúc “Hát về Mẹ Việt
Đưa tay lau giọt nước mắt khi đứng trên khán đài tôn vinh, mẹ Huỳnh Thị Sáu ở thôn Long Hà, thị trấn La Hai (huyện Đồng Xuân) xúc động: “Hạnh phúc lắm con à, đã hơn 80 tuổi, nhưng chưa lần nào mẹ vui như thế này. Cảm ơn các con đã cho mẹ giây phút này!”. Không ít niềm vui xen lẫn những xúc cảm trong lòng khi các mẹ được giao lưu với con cháu đại diện cho thế hệ phụ nữ và lực lượng thanh niên ngày nay. Mẹ Nguyễn Thị Ảnh, 71 tuổi ở thôn Phú Thạnh, xã Hòa Quang
Toàn tỉnh Phú Yên có 925 Mẹ Việt Nam anh hùng, trong đó có 7 mẹ là liệt sĩ, 849 mẹ đã từ trần, 69 mẹ còn sống. Đặc biệt, có 1 mẹ có 6 người con là liệt sĩ, 439 mẹ có con độc nhất là liệt sĩ và nhiều mẹ được Nhà nước tặng thưởng huân, huy chương cao quý.
Mọi người nghẹn ngào khi nghe mẹ Lê Thị Huệ, 80 tuổi ở xã Hòa Tân Tây (huyện Tây Hòa) kể về cuộc đời mình. Mẹ có người con duy nhất và chị đã hy sinh. Mẹ đã hiến dâng giọt máu đào của mình cho Tổ quốc. Con của mẹ đã hy sinh ở chiến trường Quảng Ngãi. Khi tiễn con lên đường, mẹ Huệ nén nước mắt vì mẹ sợ mình khóc sẽ làm chùn chân người ra đi. Lời dặn cuối cùng của mẹ với con là dù khó khăn gian khổ thế nào cũng không được lùi bước. Con đi rồi, không một dòng tin tức, mẹ không trách mà chỉ mong con lập công trở về. Càng mong ngóng, càng bặt vô âm tín cho đến khi mẹ nhận được những dòng tin không lành. Nước mắt thấm đẫm vạt áo nhưng cứ ướt rồi lại khô, để đến giờ mắt mẹ mờ đi vì khóc...
Mẹ Lê Thị Nhõi, 85 tuổi ở xã Hòa Bình 2 (huyện Tây Hòa), khi người con trai duy nhất ra chiến trường, mẹ gạt nước mắt dặn dò: “Cố gắng rèn luyện bằng anh bằng em, làm tròn nhiệm vụ con nhé!”. Con đi bao nhiêu năm thì bấy nhiêu thời gian mẹ thao thức, nhớ thương con. Ngày nhận tin con hy sinh, nỗi đau tưởng chừng làm mẹ gục ngã. Bây giờ, mẹ ở với đứa cháu và luôn kìm nén nỗi đau để làm chỗ dựa, động viên cháu học tập, vươn lên trong cuộc sống.
Giao lưu với các Mẹ Việt
KIM CHI