Trong lực lượng công an, những người hàng ngày thường xuyên tiếp xúc, gần gũi với dân nhất là cảnh sát khu vực. Từ việc mất trộm con gà, quả bí đến việc bà con lối xóm mâu thuẫn chỉ vì tranh chấp hàng rào, lối đi, thậm chí cả việc vợ chồng “cơm không lành, canh không ngọt”… thì người đầu tiên mà dân nhờ đến không ai khác là các anh cảnh sát khu vực.
Đại úy Phạm Thanh Nam (ngoài cùng bên trái) trao đổi với các thành viên trong ban bảo vệ dân phố về công tác giữ gìn ANTTđịa phương - Ảnh: K.P |
Một buổi sáng mùa xuân ấm áp, men theo con đường đất nhỏ quanh co, hai bên đường vàng rực màu hoa cúc, hoa vạn thọ, chúng tôi đến nhà anh Huỳnh Văn Dũng ở khu phố 1, phường Phú Lâm, thành phố Tuy Hòa. Đó là một ngôi nhà cấp bốn khang trang còn thơm mùi vôi mới. Vừa rót nước mời chúng tôi, anh Dũng xúc động nói: “Nếu không có chính quyền địa phương, bà con lối xóm và đặc biệt là thượng úy Lê Văn Sự, vợ chồng tôi không biết đến bao giờ mới sống trong ngôi nhà mới khang trang như thế này. Nhiều lúc ngủ dậy mà ngờ như mình còn nằm mơ.
Trước đây, gia đình anh Dũng rất nghèo. Vợ buôn bán nhỏ, thu nhập bấp bênh còn anh làm thuê, làm mướn nuôi ba con nhỏ. Cả gia đình anh sống trong căn nhà dột nát, mỗi khi trời mưa to thì ở trong nhà chẳng khác gì ngoài sân. Thượng úy Lê Văn Sự đã đề xuất chính quyền địa phương hỗ trợ gia đình anh 4 triệu đồng từ quỹ xóa nhà tạm ở địa phương, cộng với số tiền hai vợ chồng dành dụm được lâu nay, anh đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang trên nền đất cũ. Gia đình anh vui xuân đón Tết Bính Tuất trong ngôi nhà mới, thật ấp áp và hạnh phúc biết bao!
Người mà anh Dũng nhắc đến với tấm lòng cảm phục, trìu mến là thượng úy Lê Văn Sự – cảnh sát khu vực khu phố 1, phường Phú Lâm. Chúng tôi hiểu rằng để có được tình cảm yêu mến chân thành đó, cảnh sát khu vực phải nỗ lực hết mình. Thượng úy Lê Văn Sự tâm sự: “Ra trường về nhận công tác ở địa bàn khu phố 1, mình mới 20 tuổi. Đây là địa bàn khá phức tạp có bến xe Đông Hòa, chợ Phú Lâm, đầu mối giao thông liên xã, liên huyện, liên tỉnh, số đối tượng hình sự chiếm gần 50% số đối tượng hình sự trên toàn phường. Ban đầu cũng lo lắm, nhưng rồi mình nghĩ có trải qua gian khổ, thử thách đó mới mau trưởng thành”. Thấm thoát đã gần10 năm trôi qua, từ buổi đầu còn bỡ ngỡ đến nay anh đã thuộc lòng từng con đường, góc phố. Đặc điểm về địa bàn và đối tượng đã in sâu trong tâm thức của anh. Từ việc nắm tình hình, giải quyết vụ việc đến quản lý nhân hộ khẩu, phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, công tác nào thượng úy Lê Văn Sự cũng hoàn thành xuất sắc. Chính nhờ luôn gần gũi, gắn bó, quan tâm đến cuộc sống của người dân nên bà con đã giúp đỡ anh rất nhiều trong công tác. Năm qua, được sự giúp đỡ tích cực của quần chúng nhân dân, thượng úy Lê Văn Sự đã bắt giữ được 2 đối tượng có lệnh truy nã, tiếp nhận và chuyển công an cấp trên điều tra xử lý 5 vụ việc với 7 đối tượng, cùng với các lực lượng khác bắt giữ được 2 đối tượng cướp liên tỉnh lẩn trốn trên địa bàn, hòa giải 23 trường hợp mâu thuẫn, xích mích tại cơ sở; giáo dục một số đối tượng lầm lỗi… Vào dịp giáp Tết, anh kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương hỗ trợ cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn. Những việc làm thiết thực, giản dị đó đã làm người dân cảm mến anh cảnh sát khu vực.
Chia tay thượng úy Lê Văn Sự, chúng tôi tìm gặp đại úy Phạm Thanh
Ông Bùi Linh, một người dân ở khu phố Nguyễn Công Trứ cảm động nói: “Anh Phạm Thanh
Thiếu tá Nguyễn Tư, Trưởng công an phường 3 nhận xét: Đại úy Phạm Thanh
Thượng úy Lê Văn Sự và đại úy Phạm Thanh Nam nhiều năm đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, được đề nghị Bộ Công an khen thưởng trong 10 năm thực hiện điều lệnh cảnh sát khu vực. Nhưng phần thưởng quí giá hơn chính là các anh đã góp phần khắc họa hình ảnh người chiến sĩ công an trong lòng dân.
KIM PHƯỢNG