Tại nút giao giữa đường 1 Tháng 4 và đường sắt Bắc –
Ông Huỳnh Sến đang làm nhiệm vụ – Ảnh: THẠCH BI SƠN
VÌ AN TOÀN TÍNH MẠNG NGƯỜI DÂN
Đang ngồi trò chuyện vui vẻ bỗng ông Huỳnh Sến vội vàng nói”xin lỗi một chút nghe cậu” rồi bảo anh Nguyễn Văn Tâm: - Tàu đến rồi, ra làm thôi! Vừa lúc ấy, hệ thống cảnh báo tự động ngoài đường 1 /4 chợt kêu leng leng keng, rồi có tiếng còi tàu u u nghe rõ dần. Nhanh nhẹn, ông Sến hạ barie xuống. Phía bên kia đường, anh Tâm cũng thả nốt chiếc còn lại. Đoàn người và xe máy dồn lại hai phía mỗi lúc một đông. Có tiếng một thanh niên mặt bịt kín trong mũ bảo hiểm, chạy chiếc Wave Tàu, dấm dẳng: - Tàu chưa tới mà xuống cây sớm quá. Đúng là mấy ông già ở không nên rách việc! Đợi đến khi đoàn tàu hàng chạy qua hẳn, ông Sến và anh Tâm mới mở barie lên. Gọi là barie cho “oai” nhưng thực ra đó là hai thanh tre dài và thẳng, được sơn màu đỏ – trắng cho dễ phân biệt khi nhìn từ xa và cái bảng nhỏ hình tròn có chữ “STOP” . Ông Sến chợt trầm giọng, có vẻ buồn buồn : - Đó, anh thấy chưa, mới sơ sơ đã bị nói này nọ rồi. Có bữa còn bị la lối um sùm nữa. Có người liều lắm, còn gạt barie để chạy luôn, bị nhắc nhở thì quay lại mắng vốn, thậm chí còn đe nẹt. Đúng là làm dâu trăm họ!
Vào lúc 8 giờ 12 phút ngày 25/5/2006, chính tại nút giao này, tàu SE4 (tàu khách tốc hành 30 giờ) lưu hành theo hướng Nam – Bắc đã tông vào xe máy biển kiểm soát 78 – 333 YH do chị Cao Thị Duyên (34 tuổi) điều khiển, chở sau là chị Võ Thị Chừng (41 tuổi) và con gái Võ Thị Diễm (1 tuổi) cùng trú thôn Phụng Tường 2 (xã Hoà Trị, huyện Phú Hoà) khi đang băng qua đường sắt. Tai nạn thảm khốc đã làm cả ba người đi trên xe máy tử vong. Nhớ lại chuyện cũ, anh Tâm chắt lưỡi, bâng khuâng: - Hồi đó, nếu sớm có hai cây tre của tụi tôi thì chắc là không có chuyện tội nghiệp đó rồi. Mà nghĩ cũng lạ, chuông báo động này kêu cũng to lắm chớ. Có lẽ nạn nhân là người lần đầu mới đến đây nên ít chú ý chăng? – Thế có bao giờ anh và mấy chú gác đêm mà thấy buồn ? Rồi có gặp...ma không? Anh Tâm cười xoà: - Tối tối, bà con chung quanh đây hay ghé trạm hỏi thăm tình hình, cho thêm trà để uống, mời điếu thuốc, cho nên cũng không vắng lắm. Còn chuyện ma cỏ thì hơi đâu! Mà giả dụ nếu có chắc cũng không sao, vì mình làm việc tốt thì ai nỡ nào mà chọc ghẹo, đúng không nào? Điều chú Sến và anh Tâm cũng như cả tổ trăn trở là có tàu chạy đến nhưng lại không kéo còi. Rồi cái chuông cảnh báo đôi khi lại không rung lên như thường lệ. Vì thế, ca trực phải luôn chú ý nghe ngóng để kịp thời xử lý công việc...
NHỮNG MONG ƯỚC GIẢN DỊ
Ông Huỳnh Tấn Sến và anh Nguyễn Văn Tâm trao đổi công việc - Ảnh: THẠCH BÍCH
Từ năm 2001 đến năm 2006, tại nút giao đã xảy ra 6 vụ tai nạn giao thông, làm chết 6 người và bị thương nặng 3 người khác. Mặc dù ngành đường sắt đã lắp tại đây hệ thống cảnh báo tự động có chuông kêu đèn đỏ mỗi khi tàu sắp tới nhưng tai nạn vẫn xuất hiện. Xác định đây là một điểm đen nên Ban ATGT tỉnh đã đề nghị Cục Đường sắt Việt
Theo lời ông Thiện, tuổi già ít ngủ cũng thuận lợi hơn lớp trẻ nhưng thức đêm nhiều cũng rất “oải”. Mùa hè còn đỡ. Chứ mùa mưa bão dài hơi như vừa rồi, hai ca trực phải lặn lội đêm khuya để làm nhiệm vụ, mặc cho gió mưa lạnh lẽo quất vào mặt. Ông Sến tâm sự: - Lúc đầu bà nhà tôi hay nói ông điên hay sao mà ra đó cho khổ? Nhưng sau thấy không có tai nạn gì xảy ra nữa thì bả cũng hết nói gì, thỉnh thoảng còn dặn có đi nhớ cầm theo lọ dầu, viên thuốc... Tìm hiểu mới biết, ông Sến là thợ mộc lành nghề và sức còn vượng lắm. Nếu chỉ ngày hai buổi đi làm thợ quanh phường, cơm nước chủ lo đàng hoàng, tươm tất, tối về ngã lưng xuống giường ngủ thẳng cẳng thì mỗi tháng, thu nhập của ông có thấp nhất cũng 1200.000 đồng. Thấy tôi có vẻ thắc mắc, ông nói gọn: - Mình làm điều có ích cho xã hội thì cũng chẳng nên so đo làm chi.
“Từ ngày có trạm gác của các chú, ở nút giao đường 1 Tháng 4 đã không còn xảy ra tai nạn giao thông nữa. Với tinh thần trách nhiệm cao, không quản thời tiết khắc nghiệt, các chú đã thường trực bám chốt để đảm bảo an toàn cho người xe qua lại trên tuyến đường này. Trong điều kiện của mình, UBND phường hỗ trợ mì tôm để các chú ăn khuya cho ấm bụng. Chúng tôi đang nghiên cứu để trong năm nay, đề xuất UBND TP Tuy Hòa xem xét nâng thêm mức hỗ trợ cho các chú”. (Chủ tịch UBND phường 9 Võ Thị Bông)
Anh Nguyễn Tiến Dũng (nhà ở khu phố Ninh Tịnh 3, phường 9) hiện là ca trưởng Nhà máy bia Sài Gòn – Phú Yên, cho biết: - Hôm nào tôi cũng đi làm về qua đường này. Dù mưa hay nắng, sáng hay tối, lúc nào cũng thấy các bác các chú tận tụy với công việc. Nếu không có tổ trực chiến này thì chắc rằng tai nạn cứ lủ khủ!
Chỉ mấy ngày nữa là đến Tết Đinh Hợi rồi, cả tổ có kiến nghị gì với phường không ? Nghe tôi hỏi, ông Thiện – người cao niên nhất – từ tốn nói: - Tụi tôi chỉ muốn mấy điều. Thứ nhất, bà con qua đây phải chấp hành nghiêm luật giao thông, không chạy lung tung. Hai là, cái báo động của đường sắt làm sao phải kêu thường xuyên để báo cho ca trực và người đi đường biết. Ba là, tàu chạy qua phải kéo còi thật to vì có nhiều lúc các ảnh cũng quên luôn. Cuối cùng là, nếu TP và phường nghiên cứu được mà nâng mức bồi dưỡng lên một chút nữa để động viên tổ thì hay quá...
THẠCH BI SƠN