Sông Dinh ai bới ai đào
Để cho ngọn nước chảy vào vòng cung
Dinh là thủ phủ của vị quan Trấn biên hoặc cũng có thể là doanh trại của một tướng lãnh đem quân binh chiếm đóng.
Năm Canh Dần (1470) Hồng Đức nguyên niên, vua nước Chiêm Thành là Trà Toàn gây sự, một mặt sang cầu viện nhà Minh, một mặt đem quân sang đánh phá đất Hóa Châu. Vua Lê Thánh Tông sai sứ sang giao hảo với nhà Minh đồng thời cử đại binh 20 vạn quân vào đánh dẹp. Nhà vua đem quân đến Thuận Hóa, dừng quân thao luyện, rồi thình lình tiến chiếm cửa Thị Nại (Bình Định). Trà Toàn thua chạy về cố thủ thành Đồ Bàn. Quân ta vây thành, thành vỡ, Trà Toàn bị bắt.
Ảnh: Dương Thanh Xuân
Tướng Chiêm là Bồ Trì Trì chạy vào đất Phan Lang (Ninh Thuận) sai sứ đem lễ vật sang cống và xin xưng thần. Nhà vua chấp thuận đồng thời đem chia nước Chiêm Thành làm ba nước phong ba vua cai trị là Chiêm Thành, Hoa Anh và Nam Phan. Đất Đồ Bàn và Cổ Lũy, nhà vua lập ra đạo Quảng
Vua Lê Thánh Tôn cho khắc bia Hồng Đức trên núi Đá Bia phân định biên giới nước Chiêm Thành và Đại Việt.
Năm Mậu Dần (1578) chúa Nguyễn Hoàng cử ông Lương Văn Chánh làm Trấn biên quan. Đến Phú Yên thì quân Chiêm Thành vượt biên giới ra đóng nhiều nơi, ông tiến hành cuộc bình định lãnh thổ. Sau khi thất thủ Thành Hồ (thôn An Nghiệp, phủ Tuy Hòa), quân Chiêm Thành rút khỏi biên giới. Ông qui dân lập ấp xây dựng làng mạc lập ra phủ Phú Yên.
Năm 1653, chúa Nguyễn Phúc Tần sai Hùng Lộc tiến đánh Chiêm Thành mở rộng biên giới đến sông Phan Lang lập ra Thái Ninh phủ sau đổi là Diên Khánh phủ.
Theo đại
Lược qua một vài nét ta thấy từ “Dinh” xuất hiện từ thời Gia Dụ Hoàng Đế (chúa Nguyễn Hoàng). Trước năm 1945, “Dinh” là danh từ để gọi phần đất phố phường Tuy Hòa bao gồm Năng Tịnh và Nhạn Tháp”.
Về địa danh “Dinh” ta có: sông Dinh, cầu sông Dinh, và chợ phiên Dinh.
Sông Dinh là một chi nhánh sông Chùa, sông Chùa là một chi nhánh sông Ba (sông Đà Rằng). Trước đây sông Chùa chảy đến cuối núi Nhạn tách ra một nhánh chảy vòng ra trụ sở Phường III rồi chảy xuống sân vận động đến cầu Sắt, chảy vòng vào cửa Đà Diễn.
Ngày trước, chợ Dinh khá rộng, họp ở phường I gần chân núi Nhạn, phía bắc gần giáp đường Nguyễn Công Trứ, phía tây giáp ngả năm ngày nay, phía đông đến lò mổ heo, phía nam giáp bờ sông. Chợ dọc đường Phan Đình Phùng có nhiều phố, đa phần là người Hoa Kiều và một số ít người Việt. Phiên chợ không trùng các chợ quanh vùng vào buổi sáng mà thường họp vào buổi chiều.
Trước năm 1945, vùng đất Dinh dân thưa thớt. Ngày ấy, từ quán cây Dông ra đường lê Thành Phương còn là gò hoang bàn chải mọc cao quá đầu. Chợ phiên Dinh rất đông dân từ biển lên, từ miền đồng ghei xuống và từ các vùng xa, miệt Tuy An vào và Phú Lâm ra. Chợ thu hút được người mua bán quanh vùng vì hàng hóa tương đối đầy đủ và là dinh, thị trấn lúc bấy giờ. Ở vùng chợ Dinh, theo tài liệu của Carpantier lưu lại, họ đã đào bới được bia ký đề dựng vào thế kỷ thứ IV viết bằng tiếng Phạn.
NGUYỄN ĐÌNH CHÚC