Núi Đá Bia nằm trên dãy đèo Cả, phía nam huyện Đông Hòa. Núi cao 706m, phía đông liền với hòn Bà sát biển, chân núi phía tây là quốc lộ 1A, phía bắc liền với núi Đông Sơn, chân núi phía nam giáp Vũng Rô.
Sườn núi Đá Bia rất dốc với nhiều tảng đá chồng chất lên nhau, cây cối um tùm, đường lên đỉnh khá vất vả. Trên đó một khối đá cao lớn gọi là Đá Bia. Tùy mỗi góc nhìn có thể thấy Đá Bia với những dáng vóc khác nhau. Tại đỉnh núi có độ dốc cao, thấy Đá Bia giống như con sư tử nằm xuôi theo sườn. Ở ngã ba Hảo Sơn - Đập Hàn nhìn lên, Đá Bia hao hao như tháp Nhạn. Từ Bãi Xép - Bãi Bàng (xã Hòa Tâm) trông vào, Đá Bia giống như người ngồi. Tại trường Hòa Tâm nhìn Đá Bia giống như một ông Phật đứng, cũng có thể nói là nhà sư đang xuống núi. Dưới chân núi có Bãi Tiên.
Đá Bia - Ảnh: Dương Thanh Xuân
Trong Phủ biên tạp lục, Lê Quí Đôn viết: “Núi Đá Bia ở Phú Yên là chỗ tiền triều phân địa giới với Chiêm Thành, núi đến rất xa, tự đầu nguồn liên lạc đến bờ biển. Núi này cao hơn núi khác. Khi Thánh Tông đánh được Chiêm Thành lấy đất này vào xứ Quảng Nam, lập dòng dõi Chiêm Thành cũ, phong cho từ đất ấy trở về phía tây, tạc đỉnh núi lập bia làm địa giới, lưng xoay về phía bắc, mặt về phía nam, lâu ngày chữ đã mòn mất”.
Sách Đại
Việc vua Lê Thánh Tông có khắc chữ trên núi Đá Bia hay không, nhân dân vẫn xem đó là một huyền thoại, đánh dấu bước ngoặc lịch sử của vùng đất Phú Yên. Vì trong Đại Việt sử ký toàn thư có một đoạn nhật ký ghi cuộc nam chinh của vua như sau: “Ngày mùng một tháng 3 năm Tân Mão hạ thành Chà Bàn, ngày mồng 2 đã xuống chiếu lui quân”. Năm 1937, có cuộc khảo sát núi Đá Bia của tri phủ Tuy Hòa lúc ấy là Nguyễn Văn Thơ. Những năm gần đây có các cuộc khảo sát của thanh niên, sinh viên Phú Yên, họ cũng không tìm được một dấu tích nào cả.
Theo Địa chí Phú Yên