Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, một nhà nghiên cứu các dân tộc thiểu số Việt
Sông Ba - Ảnh: D.T.X
Có thể Aryaru và Munda là hai cách họi khác nhau của một tiểu quốc xưa mà sau này vua Lê Thánh Tôn gọi là Hoa Anh.
Tên gốc Chăm về vùng đất Phú Yên không có ý nghĩa đối với việc hình thành địa danh Phú Yên.
Tuy nhiên, địa danh Rarang (sông Rarang và vùng đất Rarang – châu thổ sông Ba) là có ý nghĩa. Rarang là dòng sông lớn; Ra được biến âm là Đà – có nghĩa là lớn; Rang là con sông. Rarang hay Đà Rằng là con sông lớn. Quả thật vậy, Đà Rằng là con sông lớn nhất của vương quốc Chămpa cổ và cũng là con sông lớn nhất miền Trung.
Rarang là dòng sông nối biển xanh với thượng nguồn, là gạch nối giữa đồng bằng và châu Thượng Nguyên (Thủy Xá, Hỏa Xá, Tây Nguyên ngày nay), thủy Xá, Hỏa Xá (tức vùng đất cư trú của người Êđê, Gia Rai, Ba Na ở Tây nguyên hiện nay) gọi sông Ba là Krông Pa.
Người Việt chính thức vào đất Phú Yên năm 1578 và có thể trước đó tỏng thời kỳ kimi (ràng buộc lỏng lẻo) từ khi vua Lê Thánh Tôn chinh phục kinh đô Đồ Bàn đến khi Phù nghĩa hầu Lương Văn Chánh mở đát Phú Yên (1471-1578). Người Việt xưa cũng như nay ý thức sâu sắc rằng, bề dày văn hóa một vùng đất (trong đó có ngôn ngữ) không chỉ là của tộc người chiếm đa số, mà còn là của các tộc người đã từng sinh sống trên vùng đất này. Bởi vậy, tiếng Việt gọi sông Ba từ đoạn Thành Hồ (thành quân sự lớn nhất của người Chăm ở Nam Trung bộ) ra đến biển là sông Đà Rằng, còn từ đó ngược về thượng nguồn là sông Ba (Krông Pa). người Việt còn giải thích địa danh sông Ba là con sông đã hợp lưu cùng một điểm ba dòng sông: Krông Pa, Krông Năng và Cà Lúi (điểm hợp lưu này ở địa đầu tây nam Phú Yên, vị trí địa đầu của châu Thượng Nguyên xưa). Ngày nay, hai địa danh sông Ba và sông Đà Rằng cùng song song tồn tại. Đoạn ở thượng nguồn gọi là sông Ba, khúc sông hạ nguồn gọi là Đà Rằng.
BA ĐÀ RẰNG