Cơm khô mà đổ trạm Gành
Đứa thời chạy lạc chiếu manh vẫn còn
Đứa thời bỏ vợ bỏ con
Đứa thời bị dạn những còn khóc than
Đứa thời dắt chạy về làng
Đứa thời xin võng buộc ràng khiên đi.
Ngày xưa, đường sá chưa được mở mang, việc đi lại thường dùng ngựa. Cứ mười lăm dặm đặt một cái trạm, có người chưởng quản và có ngựa về thay đổi. Những ai đi việc công, liên lạc được ghé lại để nghỉ ngơi, thay ngựa và tiếp tục cuộc hành trình.
Trạm Gành ngày xưa thuộc làng Phú Tân phủ Tuy An, nay thuộc thôn Phú Tân, xã An Cư, huyện Tuy An. Ở trạm Gành có cuộc biểu tình xin thuế liên quan đến ông Tham trấn Hòa Đa.
Ông là Nguyễn Hữu Dực, lại có tên Nguyễn Hữu Khuê, sinh năm 1857 tại làng Phú Hiệp, tổng Hòa Đa phủ Tuy Hòa (nay là thôn Phú Hiệp xã Hòa Hiệp). Năm 1885, vua Hàm Nghi xuống hịch Cần Vương, ông hưởng ứng phong trào. Vì làm chức Tham trấn tổng Hòa Đa nên dân chúng gọi ông là Tham trấn Hòa Đa.
Phong trào Cần Vương thất bại, ông bị Pháp bắt cầm tù. Mãn tù, ông trở lại sinh sống ở quê hương. Năm Mậu Tuất (1908) triều vua Duy Tân thứ hai, phong trào cắt tóc do Phan Chu Trinh, Trần Quí Cáp, Huỳnh Thúc Kháng lãnh đạo phát động ở Quảng
Sau đó, ngày 14-4 âm lịch, ông Tham trấn Hòa Đa hướng dẫn số đồng chí và đồng bào phát động cuộc biểu tình. Dân từ các nơi rầm rộ kéo ra tỉnh lỵ Sông Cầu xin thuế. Đoàn biểu tình đi đến trạm Gành, gặp tên quan hai và 10 tên lính tập từ Sông Cầu vào. Thấy đoàn biểu tình đông đảo, viên quan ấy giơ súng bắn chỉ thiên. Ông Tham trấn liền chạy đến ôm và giải thích là đoàn người đi xin thuế chứ không phải làm giặc, xin ông chớ bắn. Viên quan nọ tưởng ông xông vào cướp súng, bèn thúc mạnh báng súng, chẳng may trúng ngực Tham trấn làm ông ngã chết. Liền đó bọn lính tập được lệnh xả súng vào đám người biểu tình, kẻ chết người bị thương.
Cảm thương Tham trấn mười phần
Đứng dậy bẩm lạy thiệt thân hại mình.
Câu ca dao của tác giả vô danh này khá dài, có nhiều đoạn bị thất truyền nhưng mục đích ca tụng tấm lòng thương dân của ông Tham trấn, đồng thời nói lên sự tàn ác dã man của thực dân Pháp và tập đoàn. Mãi mãi về sau, những ai để lòng đến Tổ quốc khi đi qua trạm Gành không thể không bồi hồi xúc động.
Trạm Gành nằm trên trục lộ giao thông Nam Bắc, cách thị trấn Chí Thạnh 5km. Nơi đây có chợ Gành, dân chúng quanh vùng trao đổi mua bán hàng hóa, thổ sản, hải sản khá đông đảo.
NGUYỄN ĐÌNH CHÚC