* Lại phát hiện đồng vị phóng xạ Cs-137 tại Hà Nội
Tổ Công tác xử lý thông tin sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima I (Bộ Khoa học và Công nghệ), tối ngày 30/3 thông báo, hình ảnh đám mây phóng xạ được tính toán cho các ngày 31/3 và 1/4 tại Khu vực Đông Nam Á, phần đám mây chính vẫn chưa vào thềm lục địa nước ta.
Hình mô phỏng đám mây phóng xạ vùng Đông Nam Á lúc 24 giờ ngày 1/4. - Nguồn: Bộ KHCN |
Tuy nhiên, đám mây phóng xạ này có xu hướng bị chia nhỏ và phát tán rộng ra khu vực Đông Nam Á và bay tản mạn trong khu vực giữa Phillipines, Indonesia, Malaysia, Lào, Campuchia và Việt Nam.
“Những ngày sắp tới những đám mây nhỏ có thể đi qua khu vực Lào, Việt
Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Nhị Điền, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt cho biết, trong trường hợp có mưa, phóng xạ cũng sẽ theo nước mưa ngấm xuống đất. Tuy nhiên, hàm lượng phóng xạ rất thấp nên gần như không có ảnh hưởng. Ông cũng nhận định, các đám mây phóng xạ này chỉ tồn tại thêm từ 1-2 tuần nữa là sẽ tan nếu không có các sự cố tiếp theo.
* Ngày 30/3, Tiến sĩ Trịnh Văn Giáp, Viện trưởng Viện khoa học kĩ thuật hạt nhân (thuộc Viện Năng lượng nguyên tử) cho biết các trạm quan trắc thuộc viện này đã ghi nhận đồng vị phóng xạ Cs-137 tại Hà Nội. Như vậy, tại Hà Nội đã ghi nhận hai đồng vị phóng xạ là I-131 và Cs-137. Các phóng xạ này đều ở mức thấp hơn hàng nghìn lần so giới hạn cho phép.
Trả lời câu hỏi việc xuất hiện Cs-137 có phải là dấu hiệu của đám mây phóng xạ đã đến Việt Nam hay không, Tiến sĩ Giáp nói: “Nói mây phóng xạ thì là hơi khó, nhưng tôi khẳng định trong không khí ở Hà Nội mà chúng tôi đo được đã xuất hiện các đồng vị phóng xạ nhân tạo có nguồn gốc từ các lò phản ứng hạt nhân”. Ông Giáp cũng nói rằng Cs-137 có trong không khí thường là do các sự cố hạt nhân gây ra.
Tiến sĩ Trịnh Văn Giáp thì không khẳng định nguồn gốc hai đồng vị phóng xạ trên là từ Nhật Bản. Tuy nhiên, ông nói rằng, nguyên nhân do sự cố điện hạt nhân Fukushima 1 tại đất nước mặt trời mọc cũng là khả năng lớn nhất. “Người dân có thể hoàn toàn yên tâm về sức khỏe của mình. Về kỹ thuật, mức phóng xạ này khó mà tăng lên đến mức cần phải cảnh báo” ông Giáp nói.
BTV (tổng hợp)