Thứ Tư, 09/10/2024 21:23 CH
5 câu hỏi về bệnh cúm gia cầm
Thứ Tư, 23/11/2005 15:42 CH

Virus nào có khả năng gây bệnh rất cao? Con người nhiễm bệnh như thế nào? Nguy cơ bùng phát đại dịch ra sao? Các thuốc sẵn có để điều trị cúm gia cầm? Liệu con người có thể ngăn chặn được đại dịch? Đó là những vấn đề mà nhiều người quan tâm về bệnh cúm gia cầm.

 

Tiếp xúc với gà chọi có thể nhiễm virus H5N1 - Ảnh: Dương Thanh Xuân

 

1. Virus nào có khả năng gây bệnh rất cao?

 

Virus cúm A có 16 virus dòng H và 9 virus dòng N, nhưng chỉ có các virus dòng H5 và H7 có thể gây bệnh. Tuy nhiên không phải tất cả các virus dòng H5 và H7 là những virus gây bệnh cao nhất và không phải tất cả sẽ gây bệnh ở gia cầm. Khi lưu hành trong đàn gia cầm, trong một vài tháng, virus H5 và H7 có thể đột biến thành dạng virus gây bệnh ở mức độ cao hơn. Điều này lý giải tại sao sự có mặt của virus H5 hoặc H7 ở gia cầm luôn gây nên sự quan tâm, ngay cả khi các dấu hiệu ban đầu của sự nhiễm bệnh là rất nhẹ. Các vụ dịch hiện nay do chủng H5N1, có khả năng lây rất cao ở loài có lông vũ, gây chết rất nhanh.

 

2. Con người nhiễm bệnh như thế nào?

 

Tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bị nhiễm bệnh hoặc phân gà bị bệnh hiện được xem là con đường nhiễm bệnh chính ở người. Cho đến thời điểm này, hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh đều xảy ra ở khu vực nông thôn hoặc vùng ven thành thị – nơi nhiều hộ gia đình có thói quen thả rong đàn gia cầm trong sân nhà gần nơi trẻ em chơi đùa. Do gia cầm bị nhiễm bệnh thải ra một lượng lớn virus trong phân của chúng, cơ hội phơi nhiễm của con người với môi trường bị nhiễm virus là rất lớn. Hơn nữa, do kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào đàn gia cầm, nhiều hộ gia đình ở châu Á bán hoặc giết mổ và tiêu thụ gia cầm khi đàn gia cầm đã xuất hiện các dấu hiệu nhiễm bệnh. Phơi nhiễm bệnh dễ dàng xảy ra nhất ở khâu giết mổ và buôn bán gia cầm.

 

3. Nguy cơ bùng phát đại dịch ra sao?

 

Một đại dịch có thể khởi phát khi hội đủ 3 điều kiện: xuất hiện một dòng virus cúm mới; lây nhiễm ở người, gây bệnh trầm trọng và virus này dễ dàng lan nhanh ở người.

 

Virus H5N1 hội đủ 2 điều kiện đầu: Đó là một dòng virus mới đối với con người và đã lây nhiễm hơn 117 người, trong đó hơn một nửa tử vong. Tất cả các điều kiện tiên quyết để xảy ra đại dịch đã có, chỉ trừ một yếu tố: đó là sự truyền bệnh liên tục và hiệu quả của virus từ người sang người.

 

4. Các thuốc sẵn có để điều trị cúm gia cầm?

 

Đó là 2 loại thuốc thuộc nhóm ức chế neuraminidase: Oseltamivir (tên thương mại của Tamiflu) và Zanamivir (tên thương mại Relenza).

 

5. Liệu con người có thể ngăn chặn được đại dịch?

 

Không ai biết chắc chắn. Cách tốt nhất để ngăn ngừa đại dịch xảy ra chính là loại trừ nhanh virus H5N1 ra khỏi đàn gia cầm. Tuy nhiên điều này sẽ khó thực hiện trong thời gian ngắn. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sẽ dự trữ thuốc kháng virus với số lượng đủ cho 3 triệu người vào đầu năm 2006. Các nghiên cứu gần đây cho thấy các thuốc này được sử dụng như là tác nhân phòng bệnh ban đầu, ít ra là để trì hoãn sự lây lan trên toàn cầu để từ đó các nhà khoa học sẽ có thêm thời gian phát triển vacxin phòng bệnh.

 

(Theo CDC)

 

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

CÁC TIN KHÁC
Bướu cổ có cần phải mổ?
Thứ Tư, 09/11/2005 09:34 SA
Riềng
Thứ Tư, 09/11/2005 09:27 SA
Bệnh trĩ: Dùng thuốc hay phẫu thuật?
Chủ Nhật, 30/10/2005 13:20 CH
LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek