Thứ Tư, 09/10/2024 03:18 SA
Tiểu đường, ngọn lửa không khói!
Thứ Năm, 06/04/2006 14:57 CH

Nếu việc bảo vệ sức khỏe dựa trên 4 khâu dự phòng - chẩn đoán - điều trị - phục hồi thì cả 4 công đoạn đó, nếu chỉ nói riêng về bệnh tiểu đường và trong bối cảnh y tế của nước ta, đều rất lỏng lẻo

Trước hết, quan điểm cho rằng tiểu đường là căn bệnh do rối loạn biến dưỡng chất đường liên quan đến chức năng tụy tạng đã từ lâu không còn đứng vững. Tiểu đường cũng không còn là bệnh của người thừa tiền lắm của lạm dụng chất béo, chất ngọt.

Bệnh không chỉ liên quan đến đường!

060406-danh-guc.jpg

Không cần ăn quá ngọt, chỉ với lối sống căng thẳng, sợ hãi mà nhiều người vẫn có thể bị bệnh tiểu đường đánh gục

Ăn quá ngọt đúng là đòn bẩy cho tiểu đường, nhưng những thống kê gần đây cho thấy bệnh này xuất hiện với tỉ lệ đáng ngại ở cả người ăn chay trường, người suy dinh dưỡng, thai phụ, thậm chí... ở trẻ con! Hơn thế nữa, tiểu đường có mối liên hệ mật thiết với tình trạng căng thẳng (stress), qua đó tụy tạng, hay nói chính xác hơn, nội tiết tố insulin buộc phải làm việc không ngừng để điều chỉnh lượng đường dao động bất thường trong cơ thể con người do stress gây ra. Nói cách khác, người dù ăn quá ngọt nhưng nếu có lối sống hợp lý vẫn ít có khả năng bị tiểu đường hơn người tuy không ăn quá ngọt nhưng lại luôn sống với nỗi lo lắng và sợ hãi. Thêm vào đó, tiểu đường không còn là căn bệnh khu trú ở tụy tạng, mà trong nhiều trường hợp là hình ảnh đi kèm của người mắc bệnh gan, đường ruột, nội tiết... không được điều trị đến nơi đến chốn, hoặc tuy có chữa chạy nhưng lại lạm dụng dược phẩm!

Bệnh nhiều vì giấu mặt

Trong thực tế, con số bệnh nhân tiểu đường đang được phát hiện chỉ là phần nổi rất nhỏ của tảng băng khổng lồ. Hiện nay, không nói chi đến người bệnh, mà ngay cả không ít thầy thuốc vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc tầm soát tiểu đường. Trong khi tất cả công ty bảo hiểm phương Tây đồng lòng thanh toán và khen thưởng cho người tham gia chương trình phát hiện bệnh tiểu đường, vì phí tổn đó dù cao bao nhiêu vẫn thấp hơn gánh nặng chi phí dành cho người bệnh tiểu đường với đủ loại biến chứng nặng nề, từ mù mắt đến suy thận, thì ở nước mình thử hỏi có bao nhiêu thầy thuốc nhớ đến căn bệnh này khi ghi giấy xét nghiệm cho bệnh nhân?! Không có gì khó hiểu nếu ngành bảo hiểm y tế xứ mình kết dư hàng tỉ đồng hằng năm trong khi tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường lại có chiều hướng chiếm đầu bảng những căn bệnh thường gặp nhất trong cộng đồng! Chưa hết, bệnh tiểu đường sở dĩ khó phát hiện, trong khi phương pháp định bệnh, chẳng hạn với máy đo đường huyết, lại đơn giản và không tốn kém, còn vì một nghịch lý đó là rất nhiều bệnh nhân, phần lớn là giới doanh nhân thành đạt, không muốn, hay nói đúng hơn, không dám làm xét nghiệm vì muốn... trốn tránh sự thật.

Bệnh nặng vì hiểu lầm!

BÁC SĨ LƯƠNG LỄ HOÀNG

Tiểu đường là bệnh nguy hiểm chính vì biến chứng đủ loại, trên tim mạch, mắt, thận... và thậm chí là một trong các tác nhân tạo điều kiện thuận lợi cho ung thư! Chữa bệnh tiểu đường mà thiếu quy trình theo dõi biến chứng thì chẳng khác nào cho thuốc để hại bệnh nhân. Chữa bệnh tiểu đường mà chỉ đến gặp thầy thuốc theo kiểu “xuân thu nhị kỳ” thì chẳng có gì lạ, không sớm thì muộn bệnh nhân cũng có ngày nhập viện cấp cứu.

Không lửa làm sao có khói. Đúng, nhưng không hoàn toàn chính xác trong bệnh tiểu đường. Bởi ngọn lửa của bệnh tiểu đường thừa sức đốt cháy từng người không chỉ vì cường độ hung hãn và diễn biến khó lường mà còn do đó là... ngọn lửa không khói. Muốn ngừa bệnh tiểu đường, phải nhanh hơn nó một bước!

Sợ bệnh tiểu đường là phải, vì nhiều người vẫn xem đây là bệnh không chữa được và đòi hỏi nhiều kỷ luật từ phía bệnh nhân, từ chế độ dinh dưỡng đến biện pháp kiểm soát đường huyết và biến chứng. Chính vì cách trình bày kiểu xám xịt nhuốm màu thê lương của nhiều thầy thuốc và những người không hiểu gì về bệnh tiểu đường nhưng lại... sẵn sàng góp ý mà nhiều người sợ bệnh đến độ thà nhắm mắt trốn bệnh hơn là chủ động phòng bệnh, còn người đã bệnh thì không còn chút nghị lực nào để cộng tác với thầy thuốc. Đúng là giữa “chữa được” và “chữa hết” luôn có một khoảng cách, nhưng công việc của người thầy thuốc chính là thu ngắn khoảng cách đó càng nhiều càng tốt. Nếu so với thập niên trước đây, hiệu quả của việc điều trị tiểu đường đã được cải tiến rõ rệt. Tiểu đường đúng là khó chữa, nhưng không hẳn là hết thuốc chữa nếu người thầy thuốc hiểu rõ vai trò và sự kết hợp đúng mức của thuốc men, lối sống, chế độ dinh dưỡng, tâm lý liệu pháp và y học cổ truyền. Đã qua rồi cái thời người bệnh tiểu đường phải kiêng tất cả và thu mình vào một góc tối cô đơn.

Bệnh tiểu đường, nếu còn là căn bệnh bất trị, chẳng qua vì nhiều thầy thuốc chấp nhận bỏ cuộc quá sớm, hoặc chỉ trông mong chữa trị bằng vài viên thuốc hạ đường huyết kê toa không đổi trong nhiều năm theo kiểu “đến hẹn lại lên” và thụ động... ngồi chờ biến chứng xuất hiện! Ngược lại, nếu người bệnh được hiểu thêm về bệnh để đừng quá sợ, nếu thân nhân được cung cấp thêm kiến thức về cách chăm sóc người bệnh để hợp tác với thầy thuốc, nếu thầy thuốc tây y biết thêm về cây thuốc để phong phú hóa phác đồ điều trị, nếu thầy thuốc đông y hiểu rõ hơn về cơ chế bệnh lý theo y học hiện đại để góp phần hữu hiệu trong quy trình hồi phục, thì bệnh tiểu đường chắc chắn không còn chiếm thế thượng phong.

Bệnh khó vì biến chứng!

Tiểu đường là bệnh nguy hiểm chính vì biến chứng đủ loại, trên tim mạch, mắt, thận... và thậm chí là một trong các tác nhân tạo điều kiện thuận lợi cho ung thư! Chữa bệnh tiểu đường mà thiếu quy trình theo dõi biến chứng thì chẳng khác nào cho thuốc để hại bệnh nhân. Chữa bệnh tiểu đường mà chỉ đến gặp thầy thuốc theo kiểu “xuân thu nhị kỳ” thì chẳng có gì lạ, không sớm thì muộn bệnh nhân cũng có ngày nhập viện cấp cứu.

Không lửa làm sao có khói. Đúng, nhưng không hoàn toàn chính xác trong bệnh tiểu đường. Bởi ngọn lửa của bệnh tiểu đường thừa sức đốt cháy từng người không chỉ vì cường độ hung hãn và diễn biến khó lường mà còn do đó là... ngọn lửa không khói. Muốn ngừa bệnh tiểu đường, phải nhanh hơn nó một bước!

Theo NLĐ

 

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

CÁC TIN KHÁC
Giảm cân không cần ăn kiêng
Thứ Ba, 04/04/2006 15:11 CH
Đề phòng bệnh trong tiết xuân - hè
Thứ Ba, 04/04/2006 10:35 SA
LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek