Để phòng ngừa bệnh, vào mùa lạnh người già cần được giữ ấm cơ thể, đặc biệt là tại vị trí các khớp. Khi có dấu hiệu nhức khớp, tê, mỏi xảy ra (nhất là khi ngủ dậy) ở vị trí nào thì hãy làm nóng vùng xung quanh vị trí đó bằng cách thoa dầu.
Như vậy sẽ làm nóng vùng xung quanh đó để cho các mạch máu giãn ra, vận chuyển máu được dễ dàng để nuôi các khớp. Khi người già ra đường cần mặc đủ ấm, cổ quàng khăn ấm, tay đi găng, chân đi tất. Về chế độ dinh dưỡng, cần có chế độ hợp lý để duy trì cân nặng ở mức độ vừa phải, tránh béo phì, thừa cân và đầy đủ các vi chất cần thiết.
Nên bổ sung nhiều thực phẩm có chứa hàm lượng axit béo omega-3, các loại rau lá xanh và trái cây nhiều vitamin C, hạn chế các thực phẩm giàu axit béo omega-6. Hàng ngày nên vận động nhẹ nhàng các khớp gối, cổ chân, bàn tay, ngón tay theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa khớp. Bên cạnh đó cần bổ sung canxi và vitamin D theo đơn của bác sĩ khám bệnh.
Để đối phó với căn bệnh khớp khi mùa đông đến, NCT nên thực hiện 3 phương pháp sau:
1. Chế độ ăn phù hợp
Để hạn chế tình trạng viêm, giảm đau khớp, người già nên ăn các loại thực phẩm giàu axit béo omega-3 (thường có trong các loại hạt). Các rau lá xanh như rau bina, cải xoăn, cũng có thể giúp hạn chế tình trạng viêm và đau đớn. Các loại quả như cam, ớt đỏ, cà chua… chứa nhiều vitamin C cũng có thể giúp làm giảm, ngăn chặn sự mất sụn và giảm đau ở người già.
2. Các chất bổ sung
Để giúp đỡ nuôi dưỡng sụn và bôi trơn nhiều hơn ở các khớp xương của người già có thể bổ sung các chất như: Glucosamine sulfate và chondroitin.
Ngoài ra, phải bổ sung nhiều vitamin D (từ ánh sáng mặt trời) để giúp xương mạnh mẽ, ngăn ngừa đau khớp.
3. Vận động đúng cách, vừa sức
Thời tiết lạnh liên quan đến đau khớp là do ít làm việc, ít vận động dưới trời lạnh. Tập thể dục giúp bôi trơn các khớp xương để ngăn chặn cơn đau. Đi bộ hàng ngày, đó là sự sống còn. Nhưng để giúp ích được cho sức khỏe, cần đi bộ đúng cách: Mỗi tuần 3 lần, mỗi lần 1giờ là mức thấp nhất.
(SKĐS)