Thứ Năm, 28/11/2024 09:52 SA
Chẩn đoán cúm gia cầm
Thứ Hai, 24/03/2014 08:24 SA

Hỏi: Làm sao để biết có bị cúm gà hay không, xét nghiệm gì để biết?

ĐINH NGỌC HÒA

(Hòa Trị, Phú Hòa)

Trả lời: Cúm gà (cúm gia cầm) và cúm thông thường đều có các triệu chứng bệnh giống nhau gồm: sốt, đau đầu, đau cơ, đau khớp, nhức mỏi, ho thường là ho khan hoặc ho có đàm. Các triệu chứng bệnh thường bắt đầu đột ngột, nếu bệnh nhẹ, các triệu chứng kéo dài vài ngày đến khoảng 1 tuần rồi bớt dần. Những trường hợp nặng, bệnh diễn biến nhanh chóng với tình trạng suy hô hấp: khó thở, trụy tim mạch, hôn mê; nếu không được điều trị kịp thời, có thể tử vong trong vài giờ.

Dựa vào triệu chứng bên ngoài, không thể biết được người bị cúm thuộc loại nào. Tuy nhiên dù bị loại cúm gì, cách điều trị cũng không khác nhau mấy. Điều trị cúm chủ yếu là điều trị hỗ trợ, các bác sĩ sẽ cho uống thuốc hạ nhiệt giảm đau, các vitamin C, B để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Có thể dùng thuốc đặc trị chống vi rút: oseltamivir (tên biệt dược: tamiflu), thuốc có tác dụng tốt nếu dùng sớm. Đa số trường hợp nhẹ bệnh sẽ tự khỏi. Trường hợp bệnh nặng cần được nhập viện để điều trị hỗ trợ tích cực: thở máy, truyền dịch, chống sốc.

Xét nghiệm vi rút gây bệnh được thực hiện bằng cách phân lập vi rút từ dịch ngoáy họng, dịch mũi; xét nghiệm máu (chẩn đoán huyết thanh). Các xét nghiệm này hiện chỉ thực hiện tại các phòng xét nghiệm khu vực, các viện Pasteur (Nha Trang, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Huế…). Việc xét nghiệm cho các ca bệnh nghi ngờ chỉ nhằm mục đích chẩn đoán dịch tễ học, cảnh báo về ổ dịch, không phục vụ cho việc điều trị bệnh nhân; vì như đã nói, việc điều trị chủ yếu dựa vào bệnh cảnh lâm sàng. Khi có ca bệnh nghi ngờ, bệnh viện hoặc trung tâm y tế dự phòng sẽ lấy bệnh phẩm gởi đến các phòng xét nghiệm khu vực để chẩn đoán.

Để cảnh giác, trong mùa dịch, khi nghi ngờ bị bệnh cúm, mà trước đó có tiếp xúc với gia cầm bệnh thì nên đến các cơ sở y tế hoặc bác sĩ để được khám, tư vấn, hướng dẫn xử trí phù hợp. Các loại cúm A ở người do vi rút thường có diễn biến nặng hơn, nhất là ở những người già, người đang mắc các bệnh mạn tính khác như cao huyết áp, tiểu đường, viêm phế quản mạn, bệnh dạ dày… Các bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm để chẩn đoán, điều trị.

BS ĐOÀN VĂN HẢI

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

CÁC TIN KHÁC
Không nên ăn nấm lạ
Thứ Hai, 24/03/2014 08:24 SA
Nỗ lực phòng, chống lao
Thứ Hai, 24/03/2014 08:23 SA
Hiệu quả tích cực
Thứ Hai, 17/03/2014 14:00 CH
LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek