1. Rượu và các loại nước có cồn
Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ nghiện rượu có tỉ lệ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh và nhiều bệnh nan y khác cao gấp 7 lần so với những người không uống rượu. Đặc biệt, trong thời kỳ mang thai nếu uống nhiều rượu, tỉ lệ này sẽ tăng lên tới 9 lần.
2. Ăn nhiều chất chua
Những nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy thời kỳ đầu thai nghén nếu người mẹ hấp thụ quá nhiều chất chua (axit) và các chất có vị chua khác sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của tế bào thai nhi.
3. Caffeine
Khi mang thai, các mẹ bầu nên hạn chế việc sử dụng cà phê. Vì chất caffeine có ảnh hưởng đến nồng độ canxi trong cơ thể. Uống quá nhiều caffeine cũng ảnh hưởng đến các kích thích tố, làm tăng nhịp tim, tạo ra gánh nặng cho tim và thận, ảnh hưởng đến sức khỏe, gây căng thẳng và mệt mỏi cho cả người mẹ và bào thai.
4. Thức ăn nhiều mỡ
Ăn đủ chất béo trong thời kỳ mang thai là cần thiết, tuy nhiên nếu ăn nhiều mỡ trong suốt thời gian đó, bạn có thể truyền cho bé nhiều nguy cơ ung thư. Nhất là các loại ung thư có tính di truyền, như ung thư vú và ung thư cổ tử cung.
5. Ăn quá mặn
Tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai sẽ gây rất nhiều tác hại làm tăng nguy cơ nhiễm độc thai nghén. Lượng muối cơ thể hấp thu hàng ngày có liên quan đến tỉ lệ tăng huyết áp. Ăn muối càng nhiều, tỉ lệ tăng huyết áp càng cao. Do vậy, để giữ sức khỏe thời kỳ mang thai, tốt nhất bà bầu chỉ nên ăn khoảng 6g muối mỗi ngày.
6. Thức ăn nhiều đường
Khi mang thai, chức năng thải đường của thận sẽ giảm ở những mức độ khác nhau. Do đó, nếu lượng đường trong máu quá cao, thận của bà bầu sẽ phải hoạt động hết công suất, không có lợi cho sức khỏe.
7. Lạm dụng thuốc bổ
Khi có thai, lượng máu tuần hoàn của cơ thể tăng rõ rệt, tim làm việc nhiều, chức năng nội tiết của cơ thể cũng mạnh hơn, dịch vị tiết ra ít nên thông thường bà bầu ăn không thấy ngon miệng. Trong trường hợp này, chị em lại thường xuyên uống thuốc bổ, nhân sâm… chỉ càng khiến cho nội tiết mất cân đối, gây táo bón, nguy hiểm cho thai nhi.
(theo SKĐS)