Đầu năm 1946, trước ngày toàn quốc kháng chiến, nhà thơ Xuân Diệu tìm đọc rất nhiều bài thơ trên các báo từ các miền xa gần của nhiều thành phần cán bộ tuyên truyền, nhân sĩ, trí thức, nhất là bộ đội, dân quân. Nhìn chung các bài thơ trong đó chuẩn bị một tinh thần sẵn sàng kháng chiến. Và bất ngờ như một định mệnh khi nhà thơ dừng lại trên một trang báo Chiến Sĩ bằng giấy rơm hơi ố vàng. Trang báo có in bài thơ Đèo Cả của một tác giả mới toanh tên Hữu. Đó là nhà thơ sau này trong bài thơ Màu tím hoa sim ký tên chính thức: Hữu Loan.
Ảnh minh họa: Internet |
Nhà thơ Xuân Diệu đi thực tế vào Đèo Cả chỉ hơn tuần trước ngày toàn quốc kháng chiến. Ngày ấy, Hà Nội đang chuẩn bị đối phó tình huống có thể xảy ra do thực dân Pháp gây hấn. Nhà thơ từ Hà Nội vào đến Tuy Hòa mất gần 5 ngày. Tuy Hòa đang lo đối phó giặc từ Nha Trang lấn ra. Hội Văn nghệ Tuy Hòa lo cho nhà thơ một chiếc xe ngựa lên tận đèo. Lên đến đèo, đầu tiên nhà thơ gặp từng người lính. Đó là những chiến sĩ thon gọn, đôi mắt đen hừng hực giữa cỏ hoang ở ven bờ nắng chiều hay trên đỉnh đèo khuya vắng. Những người lính giữ căn cứ như giữ biên cương. Có một vài người là học sinh Hà Nội, đầu xanh bóng nhoáng, cạo râu bằng mảnh chai.
Trong đoạn thơ từng nét chiến sĩ, từng nét Đèo Cả nhà thơ vẽ như in như tạc một bức tranh “Dưới cây/bên suối độc - Cheo leo chòi canh/như biên cương - Tóc râu/trùm vai rộng - Ngày thâu/vượn hú – Đêm canh/gặp hùm lang thang”. Nhà thơ đi đến từng chiến hào, từng gộp đá công sự. Nhiều chiến sĩ vui mừng đón nhà thơ, người nào cũng đưa quyển sổ con con yêu cầu nhà thơ chép thơ. Có người chạy đi hái cho nhà thơ những quả cam núi.
Đến Đèo Cả, cái chính nhà thơ không chỉ để thấy mà còn để nghe hồn người, nghe hồn đá núi, nghe hồn kháng chiến. Bài thơ Đèo Cả được dựng lên bằng hồn của nét trầm, bằng hùng của điệu thơ: “Đèo Cả/Đèo Cả/- Núi cao ngất - Mây trời Ai Lao - sầu đại dương - Dặm về heo hút - Đá bia mù sương”.
Về Hà Nội trước 2 ngày theo lệnh Chính phủ rút ra khỏi thủ đô, Xuân Diệu viết xong bài bút ký Việt Nam nghìn dặm dành hết lời lẽ cảm xúc nói về bài thơ Đèo Cả, một Đèo Cả vừa đặt chân lên, nhà thơ thấy lấp lóa bóng giặc, tai ương giặc đang gieo rắc phía bên kia, phía bên này, Đèo Cả đang án ngữ. Đèo Cả đang là mặt trận sắp sửa kháng chiến...
Ở Việt Bắc, Xuân Diệu kịp thời giới thiệu và bình bài thơ Đèo Cả trên Đài Tiếng nói Việt
Theo SGGPO