Còn bốn ngày nữa là Thăng Long - Hà Nội tròn một nghìn tuổi, người Việt ở khắp mọi miền đất nước đang hướng về Thủ đô thân yêu. Tại Hà Nội, rất nhiều hoạt động được tổ chức để chào mừng sự kiện trọng đại này.
Bà Sachiko Yamamoto, Tổng Giám đốc ILO khu vực châu Á - Thái Bình Dương; bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH cùng họa sĩ, nhà báo Nguyễn Thu Thủy, tác giả “Con đường gốm sứ”. |
Diễn ra từ ngày 2 đến 5/10 tại khu du lịch Thiên đường Bảo Sơn, Liên hoan Du lịch quốc tế Thăng Long - Hà Nội 2010 là một chương trình giao lưu du lịch, văn hóa quốc tế đặc sắc với quy mô lớn nhất Năm Du lịch quốc gia 2010. Dự kiến liên hoan sẽ thu hút khoảng 40 tổ chức quốc tế tham gia, với nhiều hoạt động phong phú như khai trương hội chợ triển lãm văn hóa du lịch gồm hơn 400 gian hàng trong nước và quốc tế; trình diễn các loại hình di sản văn hóa bản địa đặc sắc; lễ hội đường phố sôi động; hội thảo giao lưu hợp tác quốc tế; thưởng thức các tinh hoa ẩm thực và thao diễn làng nghề truyền thống; nghệ thuật thư pháp Hán Nôm; các chương trình khám phá điểm đến và giới thiệu nét đặc sắc của văn hóa Hà thành hội tụ qua hàng ngàn năm lịch sử…
Điểm nhấn của liên hoan là chương trình nghệ thuật hoành tráng diễn ra vào tối khai mạc 2/10 và được truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt
Để phục vụ du khách đến Hà Nội dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Công ty cổ phần Đồng Xuân phối hợp với UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức biểu diễn nghệ thuật truyền thống trên xe điện. Buổi biểu diễn sẽ diễn ra vào 15 giờ ngày 8/10 với các loại hình nghệ thuật truyền thống như: hát xẩm, ca trù, chèo... Cùng tham gia hoạt động này sẽ có các nghệ sĩ đường phố của đoàn nghệ thuật TP Toulouse (Pháp).
Sau hai tháng đi vào hoạt động, xe điện đã phục vụ khoảng 30.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm 30%. Bên cạnh các hành trình du lịch khám phá phố cổ bằng xe điện, hoạt động biểu diễn trên sẽ là hình thức quảng bá văn hóa, du lịch mới mẻ hấp dẫn du khách đến với Thủ đô dịp đại lễ.
Bên cạnh các hoạt động lớn sắp khai mạc, nhiều hoạt động đã được tổ chức mừng Thủ đô tròn nghìn tuổi. Tại UBND TP Hà Nội vừa diễn ra lễ trao tặng phiên bản khắc mộc bản Chiếu dời đô cổ nhất tính đến thời điểm hiện nay cho TP Hà Nội. Đây là một món quà quý giá cho Thủ đô 1.000 năm văn hiến ngay trước ngày đại lễ.
Phát biểu tại lễ trao phiên bản khắc mộc Chiếu dời đô, bà Vũ Minh Hương, Cục trưởng Cục Văn thư lưu trữ nhà nước cho biết: “Trong quá trình tìm kiếm tài liệu thuộc khối Mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới liên quan đến chủ đề Thăng Long - Hà Nội, các cán bộ của Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV thuộc Cục Văn thư và lưu trữ Nhà nước đã tìm thấy bản khắc Chiếu dời đô của vua Lý Công Uẩn nằm trong bộ sách Đại Việt sử ký toàn thư (Kỷ Lý Thái Tổ - quyển 2 - mặt khắc 2), có ký hiệu H31/8. Đây là bản khắc chữ Hán ngược, khổ khuôn in 20 x 29,5cm. Toàn bộ Chiếu dời đô gồm 214 chữ (không kể phần chú thích). Tuy chưa xác định chính xác được bản khắc này có từ thời Lê hay thời Nguyễn, nhưng có thể nói, tính đến thời điểm hiện nay, đây là bản khắc cổ nhất còn lại của Việt
Hiện nay, khối tài liệu Mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước. Mỗi tấm Mộc bản không chỉ là một trang tài liệu quý, phản ánh mọi mặt của xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn như: lịch sử, địa lý, chính trị - xã hội, quân sự, văn hóa - giáo dục, tôn giáo - tư tưởng - triết học… mà còn là một tác phẩm nghệ thuật với những nét chữ khắc gỗ rất điêu luyện và tinh xảo. Mỗi nét chữ như rồng bay phượng múa, chuyển tải tâm tư, tình cảm và tâm huyết của người thợ khắc Mộc bản.
Ngày 24/9, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tổ chức lễ khánh thành, bàn giao đoạn đường gốm sứ Việc làm bền vững và đối tác ba bên với ILO cho UBND TP Hà Nội.
Con đường gốm sứ ven sông Hồng trải dài trên 4 km của đoạn đê bao là con đường gốm sứ có độ dài kỷ lục trên thế giới. Đoạn đường gốm sứ Việc làm bền vững và hợp tác ba bên với ILO nằm trên con đường này, là biểu tượng bền vững của mối quan hệ hợp tác ba bên giữa đại diện của chính phủ, của người lao động và người sử dụng lao động. Mối quan hệ ba bên được thể hiện qua hình ảnh ở phần mở đầu với “ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, hình ảnh “ba bàn tay đồng lòng nhất trí” và kết thúc với ba vòng tròn giao nhau. Phần còn lại của đoạn đường 70 mét bao gồm các hoạt động sản xuất và làm việc của các ngành đại diện nhất tại Việt Nam như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và đánh bắt hải sản, bao trùm cả khu vực lao động chính thức và phi chính thức. Đoạn cuối của phần đường là hình ảnh tương lai tươi sáng của Việt
Cùng ngày triển lãm Cánh diều ước mơ - Bầu trời hòa bình hướng tới Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội đã khai mạc tại Thư viện Hà Nội. Triển lãm giới thiệu với công chúng hơn 400 cánh diều đặc sắc đại diện cho nghệ thuật diều của các vùng quê Việt
Những cánh diều có thể bay cao không cần có gió sẽ tham gia Liên hoan Nghệ thuật diều Hà Nội năm 2010 diễn ra tại Mỹ Đình vào ngày 6/10.
Y.LAN (tổng hợp)