Không có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, nhưng tỉnh Thái Bình để lại trong lòng du khách bởi vẻ đẹp của những làng quê trù phú mang đậm chất văn hóa của cư dân Đồng bằng sông Hồng. Những địa chỉ du lịch như chùa Keo, làng vườn Bách Thuận... đã tạo nên dấu ấn đặc biệt về một vùng một vùng quê lúa.
Một góc kiến trúc chùa Keo tại huyện Vũ Thư – Ảnh: P.NGUYÊN
THƠ MỘNG LÀNG VƯỜN BÁCH THUẬN
Đến Bách Thuận, ở bất cứ chỗ nào du khách cũng có thể nhìn thấy cây ăn quả đủ loại, nào là táo, ổi, nhãn, hồng xiêm. Từ xa nhìn vào, Bách Thuận không khác gì một công viên thu nhỏ. Ven làng là bãi dâu xanh mướt. Vào dịp nước lên, đường làng Bách Thuận ngập nước, biến thành những dòng sông nhỏ, từ nhà nọ muốn sang nhà kia đều đi bằng thuyền. Vài năm gần đây, khách đến thăm làng vườn Bách Thuận ngày một tăng.
Năm 1990, phong trào xóa bỏ vườn tạp, chuyển sang trồng những loại cây có giá trị kinh tế nở rộ, mở ra hướng đi mới cho người dân nơi đây. Để việc chuyển đổi đạt hiệu quả cao, xã đưa bà con đi tham quan vùng trồng cây cảnh các địa phương khác, sau đó mời những chuyên gia trồng cây cảnh về phổ biến kỹ thuật và hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây cho bà con. Theo thống kê, hiện 100% hộ gia đình trong xã tham gia trồng hoa, cây cảnh hoặc cây ăn quả trên diện tích 200ha. Cây cảnh Bách Thuận hiện có mặt khắp nơi trong và ngoài tỉnh. Ông Trần Hữu Trượng, Chủ tịch Hội sinh vật cảnh xã Bách Thuận cho biết: Để nghề cây cảnh phát triển, năm 1994, Hội sinh vật cảnh của xã đã được thành lập. Hiện nay, hội có 300 hội viên, trong đó có trên 100 hộ có thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên”. Năm 2002, Bách Thuận chính thức được công nhận là khu du lịch làng vườn của tỉnh Thái Bình.
CHÙA KEO, BIỂU TƯỢNG CỦA THÁI BÌNH
Chùa Keo tọa lạc tại xã Duy Nhất (huyện Vũ Thư), hội chính diễn ra từ ngày 13-15/9 âm lịch hàng năm. Năm 1061 sau khi được triều đình nhà Lý cấp đất, chùa Keo được tôn tạo và mở rộng thành một đại danh lam, được liệt vào hàng đầu cả nước lúc bấy giờ. Năm 1611, một trận hồng thủy đã kéo đổ chùa Keo. Năm 1630, chùa được trùng tu, tôn tạo lại trên diện tích 108.000m2, bao gồm 154 gian. Ngày nay, chùa Keo tuy chỉ còn 107 gian, song đã là một trong 10 kiến trúc cổ nhất Việt
KHÁNH PHƯƠNG