Sự dời đô của Việt Nam và sự ra đời của Thăng Long thể hiện đỉnh cao của tâm hồn và bản lĩnh Việt Nam, thể hiện đầu óc tự cường của dân tộc, thể hiện khí phách anh hùng của cả lãnh tụ và toàn thể nhân dân Việt Nam.
Hoàng thành Thăng Long xưa - Ảnh: T.LIỆU |
Từ lâu, đã có một thành ngữ quen thuộc với mọi người khi nói về đặc tính của Thăng Long – Hà Nội: Ngàn năm văn hiến. Vậy văn hiến là gì? Nếu như hai khái niệm văn hóa và văn minh hiện được dùng phổ biến có nguồn gốc từ phương Tây thì khái niệm văn hiến là hoàn toàn gốc từ phương Đông. Chỉ ở Việt
Ở Việt
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Nền văn hiến mà Nguyễn Trãi nói đó mang một nội dung khá rộng. Nó thể hiện bản sắc của dân tộc Việt Nam không chỉ ở “núi sông bờ cõi đã chia” mà còn ở “phong tục Bắc, Nam cũng khác”. Bản sắc ấy không chỉ ở truyền thống văn hóa Việt Nam qua các thời kỳ mạnh yếu khác nhau mà còn ở sự tiếp nối không ngừng của các thế hệ anh hùng hào kiệt trong lịch sử Việt Nam.
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Nhưng hào kiệt đời nào cũng có
Ở Nguyễn Trãi, con người hào kiệt và văn hóa là những nhân tố cấu thành của nền văn hiến Việt
Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội cũng là kỷ niệm những thành tựu của cả nước được hội nhập ở Thăng Long và lại từ Thăng Long tỏa sáng trên mọi miền của đất nước. Văn hiến Thăng Long không phải là của riêng vùng đất Thăng Long mà là tự hào chung của cả dân tộc Việt
Ở thế kỷ XV, bia tiến sĩ Văn Miếu năm Quang Thuận thứ 4 (1463) do tiến sĩ Đào Cử soạn, có ghi: “Học trò may được khắc trên bia đá này, phải theo danh nghĩa sửa đức hạnh, bắt chước tính giữ gìn văn hiến”.
Vậy nội dung văn hiến là gì?
Chu Hy (đời Tống, Trung Quốc) giải thích: “Văn, điển tịch dã; hiến, hiền dã”. Có thể hiểu văn tức là văn hóa chỉ khuôn phép, trước tác, sách vở, hiến chỉ người hiền tài của đất nước.
Như vậy, có thể khẳng định rằng khái niệm văn hiến bao hàm không chỉ nội dung của khái niệm văn hóa, văn minh mà còn nhấn mạnh một yếu tố quan trọng nữa, đó là những hiền tài của đất nước. Nền văn hiến của một dân tộc bao gồm cả trình độ văn hóa và số lượng hiền tài của dân tộc ấy.
Cách viết như trên chính là cách hiểu ở Việt
Tóm lại, văn hiến là trạng thái phát triển nhất định của mỗi dân tộc. Nó nói lên xu hướng luôn luôn khắc phục tình trạng nguyên sơ lạc hậu và thấp kém để vươn tới cuộc sống ngày một phát triển hơn, tiến bộ hơn, cao đẹp hơn, với sự phong phú của đời sống vật chất và tinh thần, với sự xuất hiện ngày một nhiều những hiền tài của đất nước. Nó đánh dấu trình độ của một dân tộc đã đạt được trong quá trình cải tạo thiên nhiên, hoàn thiện đời sống xã hội và không ngừng đào tạo ra những con người ưu tú cả về trí tuệ phẩm chất và tài năng. Với quan niệm trên đây, chúng ta sẽ dễ dàng hiểu được văn hiến Thăng Long từ nguồn gốc ra đời đến những biểu hiện phong phú của nó trên các lĩnh vực của đời sống và qua các thời kỳ lịch sử.
- Sự ra đời của văn hiến Thăng Long có thể bắt đầu từ “Chiếu dời đô”, từ ngày kinh đô Thăng Long ra đời (1010). Tuy nhiên, văn hiến Thăng Long không phải đã được hình thành từ con số không. Hàng ngàn năm lịch sử trước đây đã chuẩn bị cho sự ra đời và phát triển của nó. Văn hiến Thăng Long là sự tiếp nối và nâng cao của những phẩm chất bất diệt của con người Việt
Sự dời đô từ Hoa Lư đến Thăng Long không phải là sự thay đổi địa điểm một cách bình thường như bao nhiêu cuộc thay đổi Thủ đô đã từng diễn ra trong lịch sử Việt Nam cũng như ở các quốc gia khác trên thế giới. Sự dời đô của Việt
Việc dời đô này là sự tuyên bố vang dội bốn phương về chủ quyền bất khả xâm phạm của đất nước Việt
Thăng Long lại là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước. Cho nên văn hiến Thăng Long không phải là sản phẩm riêng của những con người sinh sống trên mảnh đất gọi là Thăng Long này. Nó là sự hội tụ, sự chắt lọc và nâng cao những tinh hoa trí tuệ và tâm hồn của cả nước và từ đây lại lan tỏa mọi miền, trở thành di sản tinh thần và niềm tự hào chung của cả nước.
Văn hiến Thăng Long phản ánh tinh hoa đời sống tinh thần của dân tộc. Đặc điểm của nền văn hiến ấy thể hiện từ cung cách tư duy đến inh hoạt hàng ngày, từ sự bảo vệ một cách ngoan cường bản sắc dân tộc đến sự tiếp thu nhạy bén và sáng tạo những tinh hoa của nhân loại, từ sự phát minh khoa học đến sự sáng tạo văn học nghệ thuật. Chính vì thế mà văn hiến Thăng Long là đỉnh cao của văn hiến dân tộc.
Văn hiến Thăng Long cũng thể hiện ở trình độ thẩm mỹ sâu sắc và tế nhị trong hoạt động nghệ thuật cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Nó khiến cho Thủ đô luôn luôn đi đầu, luôn luôn là mẫu mực về một cuộc sống thanh lịch trong ăn, mặc, ở, trong mọi ứng xử hàng ngày.
Người Hà Nội ngày nay đã và đang phát huy truyền thống ngàn năm văn hiến đó để xây dựng thành phố của mình đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy truyền thống kết hợp với hội nhập thế giới văn minh, cùng cả nước vững vàng và hào hùng tiến vào thiên niên kỷ thứ ba.
ÁNH TUYẾT (tổng hợp)