Sáng ngày đầu năm 2010, tôi ra hồ Hoàn Kiếm để xem triển lãm hoa mừng ngày Thủ đô bước vào tuổi một nghìn.
Trung tâm thủ đô Hà Nội. - Ảnh: NHẬT HUY
Khách phương xa lâu ngày trở lại Hà Nội rất ngạc nhiên về một Hà Nội đang vươn vai lớn nhanh như Phù Đổng. Ngay người Hà Nội ít xê dịch, mỗi khi có dịp ra ngoại thành cũng không khỏi xuýt xoa: lạ quá, mới quá, đồ sộ quá!...
Tình cờ tôi gặp lại một người bạn cũ vừa ở miền
Tạo hóa và bàn tay con người đã làm nên một hồ Gươm mỹ lệ, tuyệt đối không để cho nó biến dạng trong thời đại công nghiệp hóa tốc độ cao, cho nên Nhà nước đã không cho phép xây dựng các công trình đồ sộ quanh hồ biến cái “lẵng hoa” giữa lòng thành phố thành ao, thành giếng.
Nhưng Thủ đô vẫn chăm chút cho hồ Gươm ngày càng thêm đẹp, thêm tươi giàu ý nghĩa. Tượng đài Lý Thái Tổ đường bộ uy nghi bên bờ hồ, một công trình chào mừng ngàn năm Thăng Long - Hà Nội mới hoàn thành cách đây vài năm gây niềm phấn khởi trong lòng nhân dân Thủ đô luôn nhớ về vị vua sáng suốt phi thường đã hạ chiếu dời đô để Thăng Long trở thành đất nghìn năm văn vật. Chuẩn bị cho đại lễ Thăng Long - Hà Nội nghìn tuổi, sau nhiều năm suy tính, mới đây, Hà Nội đã vét những lớp bùn dày đặc dưới đáy hồ theo phương pháp tiên tiến nhất thế giới, do Cộng hòa liên ban Đức giúp đỡ, để cho hồ sạch, đẹp mà nước hồ vẫn luôn xanh thẳm một màu “lục thủy” như xưa, sinh vật trong lòng hồ, đặc biệt là các “cụ” rùa ba bốn trăm tuổi vẫn an cư dưới đáy hồ, thỉnh thoảng lại trèo lên chân Tháp Rùa để nhân dân Thủ đô chiêm ngưỡng.
Muốn biết Thủ đô thay da đổi thịt từng ngày cả bốn phía đông tây nam bắc, chỉ cần đi ra khỏi trung tâm thành phố năm bảy kilômet bất cứ ở hướng nào cũng đủ thấy Hà Nội là một đại công trường xây dựng với những công trình sản xuất, dân sinh mọc lên khang trang, đồ sộ. Những khu chung cư Định Công, Linh Đàm ở phía Nam, Trung Hòa - Nhân Chính, Láng - Hòa Lạc ở phía Tây, đặc biệt là Mỹ Đình với hàng chục khối nhà hai ba mươi tầng, kiến trúc đa dạng, nhiều vườn hoa, cây cảnh, những con đường đôi thẳng tắp, rộng rãi. Những sân bóng đá, khu thể thao, trung tâm các hội nghị quốc gia, là những công trình lớn lao đáp ứng yêu cầu sinh hoạt, hội họp, quốc gia và quốc tế. Đi đôi với việc phát triển những khu nhà ở hàng nghìn căn hộ tiện nghi đầy đủ là hàng trăm trường học, bệnh viện, những công trình phúc lợi công cộng mọc lên ngày càng nhiều, càng đẹp. Nối hai bờ sông Hồng, giữa Thủ đô, ngoài các cây cầu cũ Long Biên, Thăng Long, Chương Dương, hai cây cầu mới Thanh Trì, Vĩnh Tuy đang được hoàn thành, và không bao lâu nữa sẽ có các cầu Tứ Liên, Nhật Tân... tất cả đều là những cầu cỡ lớn của cả nước và Đông Nam Á.
Bên hồ Gươm - Ảnh: T.L
Hà Nội là trung tâm văn hóa của cả nước, cho nên những hoạt động văn hóa kỷ niệm nghìn năm cũng vô cùng sôi động với những tác phẩm văn học nghệ thuật đã hoàn thành và sắp ra mắt bạn đọc muôn màu muôn vẻ.
Khách phương xa lâu ngày trở lại Hà Nội rất ngạc nhiên về một Hà Nội đang vươn vai lớn nhanh như Phù Đổng. Ngay người Hà Nội ít xê dịch, mỗi khi có dịp ra ngoại thành cũng không khỏi xuýt xoa: lạ quá, mới quá, đồ sộ quá!...
Đứng trước đền Ngọc Sơn, bên hồ Hoàn Kiếm, nhìn lên chiếc đồng hồ điện tử chỉ số ngày đến đại lễ nghìn năm, nhân dân Thủ đô hồ hởi, hối hả hoàn thành những công việc phục vụ cho đại lễ quan trọng, lớn lao, đầy ý nghĩa: Thăng Long - Hà Nội trọn nghìn Xuân.
Muốn biết thủ đô thay da đổi thịt từng ngày cả bốn phía đông tây nam bắc, chỉ cần đi ra khỏi trung tâm thành phố năm bảy kilômet bất cứ ở hướng nào cũng đủ thấy Hà Nội là một đại công trường xây dựng với những công trình sản xuất, dân sinh mọc lên khang trang, đồ sộ. |
ĐẶNG MINH PHƯƠNG