Sau khi được dịch từ nguyên bản Hán văn ra tiếng Việt và xuất bản vào năm 1960, mừng sinh nhật lần thứ 70 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tập thơ “Nhật ký trong tù” của Người lần lượt được dịch sang nhiều thứ tiếng trên thế giới. Sau bản dịch ra tiếng Việt, tiếp liền là bản dịch sang tiếng Nga, tiếng Pháp, rồi tiếng Anh...
Dịch giả Lady Borton-một trong những người tham gia dịch “Nhật ký trong tù”
Thông qua các bản dịch đầu tiên sang các thứ ngữ quốc tế phổ cập ấy, “Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh lại được dịch sang hàng chục thứ ngữ khác nữa. Sức lan tỏa của tác phẩm này thực sự nhanh chóng. Chưa đầy nửa thế kỷ, tính sơ sơ cho đến nay bạn bè quốc tế đã có thể tìm đọc “Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua bản dịch gần 3 chục ngữ.
Sở dĩ “Nhật ký trong tù” có sức lan tỏa như vậy chính bởi tác phẩm này có sức hấp dẫn mạnh cả về nội dung cũng như hình thức. Cho đến nay, người ta vẫn tiếp tục tìm đọc và vẫn có nhiều người mến mộ tiếp tục dịch tập thơ sang ngôn ngữ khác. Ở những nơi đã có bản dịch xuất bản rồi, nhưng là bản dịch từng được thực hiện qua ngôn ngữ trung gian, thì nay có thêm các bản dịch trực tiếp từ nguyên bản Hán văn. Lại có nhiều trường hợp đã có bản dịch tương đối đạt, được công bố lâu rồi, nhưng ở thời điểm mới, thế hệ người đọc mới đòi hỏi khác, và sự hiểu cũng khác xưa, nên lại xuất hiện các bản dịch mới…
Chẳng hạn ta có thể nói về những bản dịch “Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh sang tiếng Anh làm thí dụ. Năm 1962, NXB Ngoại văn ở Hà Nội đã xuất bản “Nhật ký trong tù” được dịch sang tiếng Anh “Prison Diary” của Aileen Palmer. Từ bản dịch của Aileen Palmer, thi sĩ Maung Sawa Yi người
Cũng thời gian này, Tiến sĩ Ngôn ngữ học Thoong Chăm Onmanixơn, lúc đó là Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân gian Lào, cũng căn cứ vào bản dịch tiếng Anh của Aileen Palmer lần đầu tiên dịch “Nhật ký trong tù” sang tiếng Lào. Năm 1971, bản dịch “Prison Diary” của Aileen Palmer sau nhiều lần được tái bản ở Việt Nam, còn được NXB Bantam - Book xuất bản ở New York, phát hành rộng rãi tại Mỹ và Canada.
Qua đó ta thấy Aileen Palmer với bản dịch của mình đã đóng góp không nhỏ trong việc giới thiệu và quảng bá một tác phẩm xuất sắc như “Nhật ký trong tù” của tác giả Hồ Chí Minh với nhân dân thế giới. Đến đây hẳn ai cũng muốn biết, vậy thì dịch giả Aileen Palmer là ai?
Hóa ra tìm được câu trả lời không dễ. Chúng tôi đã đi hỏi nhiều người ở NXB Thế giới, trước đây là NXB Ngoại văn, nơi xuất bản bản dịch “Prison Diary” của Aileen Palmer. Đáng tiếc là không có ai có thể cung cấp cho thông tin nào. Phải tìm đến nhà văn hóa Hữu Ngọc, từng là Giám đốc Nhà xuất bản Ngoại văn, từng làm việc với nhiều chuyên gia biên tập nước ngoài, nhưng cũng chỉ được một thông tin chung chung là đã từng có những chuyên gia Australia giúp đỡ NXB Ngoại văn trong công tác biên tập vào những năm sau Hiệp định Geneve, 1954. Phải mất một thời gian nữa tìm kiếm bằng nhiều con đường, chúng tôi mới có sơ bộ ít nhiều thông tin về tiểu sử của Aileen Palmer.
Nói đến cái họ Palmer, nhiều người liên tưởng ngay đến vị Thủ tướng Thụy Điển Olof Palmer (1927 - 1986), từng có nhiều gắn bó với Việt Nam trong những năm nhân dân ta đấu tranh chống Mỹ cứu nước. Nhưng Aileen Palmer (1915 - 1988), không phải là người Thụy Điển, mà bà là người
Năm 1930, đang là sinh viên Trường đại học
Có thể, Aileen Palmer có mặt ở Việt
Sau bản dịch của Aileen Palmer sang tiếng Anh, “Nhật ký trong tù” được một người Việt là ông Đặng Thế Bính lần thứ hai dịch sang tiếng Anh và bản dịch này cũng được NXB Ngoại văn Hà Nội ấn hành từ năm 1985. Đặng Thế Bính (1923 - 2001) là một trí thức Hà Nội, từng đỗ 2 bằng cử nhân luật và xã hội học tại Đại học Yale, Hoa Kỳ, theo học ban Tiến sĩ kinh tế tại Đại học Kanzas, năm 1951 trở về nước, làm luật sư và dạy học tư, Hiệu trưởng Trường Tư thục Thăng Long.
Sau năm 1954, ông công tác tại Cục Xuất bản - Bộ Văn hóa. Từ 1956 - 1984, ông phụ trách bản tiếng Anh tạp chí đối ngoại “Việt Nam tiến bước” và “Nghiên cứu Việt Nam”, đồng thời là chuyên gia tiếng Anh của NXB Ngoại văn. Ông còn là dịch giả nổi tiếng của nhiều sách từ tiếng Anh của các tác giả như John Reed, A.Miller, Henry Loxon… cũng như nhiều bản dịch các tác phẩm văn học Việt Nam sang tiếng Anh, trong đó có “Nhật ký trong tù - Prison Diary”. Bản dịch của ông đã được tái bản nhiều lần, vừa qua NXB Thế giới đã tái bản lần thứ 12.
Ở Mỹ, sau khi NXB Bantam Book xuất bản lần đầu “Prison Diary” - bản dịch ra tiếng Anh của Aileen Palmer, vào năm 1971, như đã nói ở trên, năm 1978, Trường đại học Ohio đã ấn hành một bản dịch khác cũng sang tiếng Anh “Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
“Prison Diary” lần này do nhóm 3 dịch giả Jenkins Christopher, Trần Khanh Tuyết và Huỳnh Sanh Thông thực hiện, in chung trong một cuốn sách với “Prison notes” của Phan Bội Châu. Cuốn sách này do ông David G. Marr in ấn trong tập 1 thuộc xêri sách “Dịch thuật Nam Á” (Volume 1 Southeast Asia Translation Series) đứng tên Ohio Univer sity Press. Bản dịch “Nhật ký trong tù - Prison Diary” được in ở nửa sau của sách, gồm bản dịch 105 bài thơ, có lời giới thiệu và chú giải tỉ mỉ.
Ở đây phải kể ngay đến tên một trong các dịch giả là Huỳnh Sanh Thông. Ông là học giả nghiên cứu và quảng bá văn học Việt
Một số bản dịch “Nhật ký trong tù” sang tiếng Anh |
Tập thơ “Nhật ký trong tù” vào những năm 80 (thế kỷ XX) còn được một người Mỹ có tên tuổi khác nữa quan tâm và bắt tay vào dịch. Đó là nhà thơ, dịch giả, cây bút tiểu luận phê bình văn học nổi tiếng Kenesth Rexroth (1905 - 1982). Kenesth Rexroth từng là một trong những nhà thơ đầu tiên tại Hoa Kỳ đã thử nghiệm dùng trong sáng tác của mình các hình thức thơ ca truyền thống Nhật Bản, như thể thơ haiku. Ông được đánh giá là nhân vật chủ soái của phong trào Phục Hưng San Francisco. Ngoài những sáng tác thơ nổi tiếng, ông còn là tác giả của trên dưới 20 tập thơ dịch, trong đó có những tập như: “100 bài thơ Trung Hoa” (1955), “100 bài thơ Nhật Bản” (1956), “Hơn 100 bài thơ Trung Hoa - Tình yêu và năm tháng chuyển xoay” (1970), “Hơn 100 bài thơ Nhật Bản” (1976), tuyển tập “Tống từ” của nữ sĩ Trung Hoa Lý Thành Chiêu (1084 - 1151)…
Kenesth Rexroth đã dịch và để lại gần chục bài thơ trong “Nhật ký trong tù”. Và cuối cùng, mới đây bạn đọc gần xa lại có thể tìm đọc một bản dịch mới nữa sang tiếng Anh “Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ấy là “Prison Diary” do Steve Bradbury dịch. Ông là GSTS Trường đại học Hawait ở Manoa, dạy tại Trung tâm Đại học Tổng hợp dân tộc ở Đài Loan, là nhà dịch thuật và nhà văn hoạt động rất tích cực. Tập thơ do Karen White trình bày, Tinfish Press ấn hành (20 tháng giêng - 2004). Steve Bradbury chỉ dịch nửa số bài trong “Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng ông đã thực hiện được một bản dịch đẹp, với sự giới thiệu hết sức lý thú và đầy đủ thông tin về tác phẩm này.
Như vậy, chỉ qua việc điểm sơ lược một số bản dịch sang tiếng Anh “Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng tôi hy vọng cũng đã gợi cho bạn đọc thêm một dịp suy nghĩ về giá trị của tác phẩm “Nhật ký trong tù” và ở đây chúng ta cũng thêm niềm tự hào về vị lãnh đạo kính yêu cũng như tin tưởng vào nền văn học Việt Nam nói chung trên đường hội nhập.
THÚY TOÀN - (VNCA)