Ông Lê Hoàng Tuấn là người đầu tiên công khai giới thiệu nghề bầu show của mình ngay trên danh thiếp bằng chức nghiệp “Đan Trường‘s Manager”. Với 10 năm, ông bầu Lê Hoàng Tuấn đã biến một chàng trai mê hát đang cùng gia đình buôn bán ở chợ Bình Tây (TP Hồ Chí Minh) trở thành một ngôi sao trong làng ca nhạc Việt Nam. Cuộc trò chuyện với ông bầu Lê Hoàng Tuấn hôm nay, nhân trường hợp Đan Trường để nói về sự chuyên nghiệp của nhạc Việt trước thách thức hội nhập.
* Ông đã từng tiết lộ rằng, khi bắt đầu làm bầu cho Đan Trường, ông đã nói với cậu ấy rằng: “Bây giờ cát-xê của em chỉ bằng 1/10 Lam Trường, nhưng sẽ có ngày em cao hơn Lam Trường!”. Còn lúc đưa Đan Trường thâm nhập làng giải trí Đài Loan, ông xây dựng niềm tin như thế nào?
Ông bầu Hoàng Tuấn và ca sĩ Đan Trường – Ảnh: T.HÒA
- Tôi xác định với Đan Trường rằng, vị trí của em ở trong nước đã vững chắc, hãy ra quốc tế để tiếp thị hình ảnh bản thân!
* Tiếp thị hình ảnh và chinh phục thị trường là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau đấy!
- Đúng, chiếm lĩnh công chúng ở nước khác là việc làm cực khó. Chướng ngại đầu tiên là rào cản ngôn ngữ. Ở các nước, tiếng Anh gần như tiếng phổ thông, mà đối với ca sĩ mình thì tiếng Anh vẫn là ngoại ngữ.
* Dưới sự tác động của ông, Đan Trường hết làm đại sứ du lịch cho Đài Loan lại tiếp tục làm đại sứ du lịch cho Hà Lan. Phải chăng đó cũng là một con đường để hội nhập nhạc Việt?
- Trong nghệ thuật cũng như trong đời sống, không thể chỉ có riêng một độc đạo. Người này chọn đường này, người kia chọn nẻo khác, thậm chí có người chọn cả lối mòn. Tôi chọn cho Đan Trường một con đường tương đối rộng để đi!
* Trên một tờ báo giải trí của Đài Loan có viết: “Đan Trường là ca sĩ nước ngoài trong vòng 2 năm đã có 7 chương trình ca nhạc được chọn phát sóng trên truyền hình Đài Loan!”. Thực hư thế nào?
- Những bài hát tiếng Hoa của Đan Trường rất được đón nhận tại Đài Loan. Ngoài những người Việt đang sinh sống ở Đài Loan, khán giả trẻ bản xứ cũng rất thích Đan Trường. Bằng chứng rõ hơn là Đan Trường được mời quảng cáo cho nhiều sản phẩm của Đài Loan.
* Vậy tại sao sự nghiệp của Đan Trường ở Đài Loan không được đẩy lên cao hơn nữa?
- Một công ty đĩa hát của Đài Loan đã đặt vấn đề phối hợp với tôi để đưa tên tuổi Đan Trường lên hàng top tại Đài Loan. Hợp đồng trị giá 1 triệu đô la Mỹ. Thế nhưng, với điều kiện Đan Trường phải ở Đài Loan trong hai năm, là một chuyện cần phải đắn đo. Thứ nhất, Đan Trường không thể bỏ công chúng trong nước, thứ hai độ tuổi của Đan Trường không còn trẻ để nuôi mộng ngôi sao quốc tế.
* Theo ông, cần đào tạo ca sĩ ở độ tuổi bao nhiêu để có một ngôi sao quốc tế cho Việt
- Với hoàn cảnh hiện nay thì rất khó nói. Sự thật mất lòng là Việt
* Đấy là chuyện vướng mắc nhân tình, còn nhìn vào thực lực, ca sĩ Việt
- Về chất giọng, nhiều ca sĩ Việt Nam không thua gì những ca sĩ đang lừng lẫy châu Á. Về vũ đạo hay kỹ năng sân khấu thì cũng có thể đào tạo được, nhưng cái chưa được của ca sĩ Việt Nam là tính chuyên nghiệp! Thái độ chuyên nghiệp rất quan trọng với một ngôi sao quốc tế!
* Muốn hội nhập, thì ca sĩ vẫn không thể một mình tự thân vận động?
- Cái yếu nhất của chúng ta vẫn là tài chính. Nhiều khi có ý tưởng, nhưng lực bất tòng tâm. Tôi chỉ nói khâu đơn giản nhất là tiếp thị sản phẩm thì chúng ta cũng chi tiền hết sức khiêm tốn!
* Vẫn có người cho rằng, Việt
- Đừng nói ông bầu lớn, ông bầu cho đúng nghĩa cũng đang thiếu. Các công ty quản lý ca sĩ đều nhăm nhe ăn trái non, ca sĩ chưa tập tành gì đã cho chạy show kiếm tiền thì làm sao khá được!
* Có thể ông lịch sự không “lật tẩy” đồng nghiệp, nhưng thực tế có những ông bầu cứ quen kiểu “thấy người khác ăn khoai thì cũng vác mai đi đào”. Cái sự đua theo trào lưu và tình trạng băng đĩa lậu đang khá nguy hại!
- Dĩ nhiên, cái quan niệm “ai cũng có thể trở thành ca sĩ” mà không ít người đang cổ súy sẽ làm hạ giá nhạc Việt!
* Nếu đưa ra một thang điểm tương đối, thì nhạc Việt sẽ chênh lệch ra sao so với bè bạn quốc tế?
- Dùng thang điểm 10, thì chúng ta được 8 về trình độ chuyên môn, nhưng chỉ được 4 về đầu óc tổ chức.
* Với góc nhìn của ông, làm sao cải thiện thực trạng này?
- Từ ca sĩ, nhạc sĩ, cho đến bầu show phải ý thức được sự chuyên nghiệp và quyết tâm theo đuổi sự chuyên nghiệp. Trước hết, phải chuyên nghiệp trong nước, sau đó mới chuyên nghiệp được với thiên hạ!
* Xin được thắc mắc nhỏ, Đan Trường ‘s Manager đã là một bầu show chuyên nghiệp chưa nhỉ?
- Tôi cũng có chút ít thành tựu trong nghề, còn chuyên nghiệp đến đâu hãy để thời gian trả lời!
* Vâng, nhạc Việt đang cần thời gian để khẳng định nhiều thứ. Xin cảm ơn cuộc trò chuyện cởi mở và sòng phẳng của ông!
TUY HÒA (thực hiện)