Cảnh trong vở Macbeth |
Theo giải thích của Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Lê Ngọc Cường, sau khi Hội Sân khấu Việt Nam kết hợp với NXB Sân Khấu ấn hành tuyển tập kịch bản giới thiệu 100 kiệt tác sân khấu thế giới, thì những nghệ sĩ của Nhà hát Tuổi Trẻ đã hứng thú và lập đề án gửi lên bộ để xin kinh phí thực hiện. Giữa bối cảnh hội nhập, việc công diễn những tác phẩm lớn của nhân loại cho khán giả trong nước thưởng thức là hết sức bình thường. Thế nhưng, vấn đề nảy sinh ở đây khiến không ít người lo ngại lại nằm ở sự “độc quyền” của Nhà hát Tuổi Trẻ. Dù trước đây, Nhà hát Tuổi Trẻ đã từng có những vở kịch như Nhà búp bê hay Macbeth thì cũng không có gì đảm bảo họ đủ năng lực để triển khai “100 kiệt tác sân khấu” một cách hoàn hảo từ nay đến năm 2020. Nếu tranh thủ cho kịp tiến độ, mỗi năm đưa liên tục 5-7 vở ra mắt công chúng thì sự khiên cưỡng và lúng túng sẽ khó tránh khỏi!
Thực ra, giới thiệu kiệt tác nước ngoài không có gì mới mẻ. Những thế hệ đạo diễn sân khấu đầu tiên của Việt Nam như Nguyễn Đình Nghi, Đình Quang, Dương Ngọc Đức, Doãn Hoàng Giang… đều có không ít thành công ở lĩnh vực này. Còn nói về tính chuyên môn của một đơn vị sân khấu, thì lâu nay Nhà hát Tuổi Trẻ vẫn chưa phải điểm hẹn đáng nhớ nhất cho những ai say mê kịch kinh điển. Gần đây không chỉ Nhà hát kịch Việt
Chưa kể “100 kiệt tác sân khấu” có đúng nghĩa… kiệt tác không, và kiệt tác trên cơ sở nào, thì cho dù công diễn mạch lạc tất cả cũng chưa chắc vực dậy được sự buồn tẻ hiện tại của sàn diễn kịch nghệ nước nhà. Không một nền sân khấu nào có thể lớn mạnh khi chỉ trông cậy vào… trợ lực bên ngoài. Chính người Việt
Xem ra sân khấu Việt
TUY HÒA