HUNG THẦN Ở TOUL SLENG
Duch, năm nay 65 tuổi, đã bị chính quyền Campuchia bắt giữ cách đây hơn 8 năm và đây là lần đầu tiên y được đưa ra xét xử công khai. Tại phiên tòa, câu nói đầu tiên của Duch trước tòa là xin kháng án và được đóng tiền tại ngoại. Với một giọng nói nhỏ nhẹ cho hợp vai giáo viên dạy toán mà y từng hành nghề trước khi trở thành hung thần ở Toul Sleng, Duch giải thích: “Sở dĩ tôi đệ đơn kháng án bởi vì tôi đã bị giam cầm mà không được xét xử 8 năm, 6 tháng và 10 ngày”. Duch làm cử tọa cười rần.
Trước khi làm giám đốc nhà tù S-21, Duch từng mở nhà tù đầu tiên mang bí số M-13 và nhiều nhà tù khác từ trong rừng Amleang đến thủ đô
Duch (áo trắng) tại phiên tòa xét xử tội ác diệt chủng. - Ảnh: NLĐ
Từ tháng 4/1975 đến tháng 1/1979, có khoảng 17.000 người (một số tài liệu nói có đến 20.000 người) bị giam cầm và tra tấn đến chết tại Toul Sleng. Phần lớn tù nhân là cán bộ và binh lính Khmer Đỏ mắc tội làm gián điệp cho địch hoặc âm mưu lật đổ Pol Pot. Trong số này có cả nhân vật cao cấp của Khmer Đỏ như Khoy Thoun, Vorn Vet và Hu Nim. Ngoài ra, còn có một số người Việt, Lào, Ấn Độ,
Theo cáo trạng, Duch đã dùng nhiều kỹ thuật dã man để khai thác tù nhân tại Toul Sleng như bắt tù đứng trong một cái hố rồi đổ nước mưa ngập đầu, dùng kìm rút móng tay, móng chân để cho chảy máu đến chết v.v...
Sau khi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ sụp đổ, Duch chuồn về vùng giáp ranh Thái Lan mà không kịp tiêu hủy tài liệu. Vì chuyện này mà y bị Noun Chea thi hành kỷ luật. Từ đó đến năm 1991, Duch tự học tiếng Anh, tiếng Thái, dạy tiếng Anh trong trại tị nạn Borai, Thái Lan, mua đất mở trường học tại làng Phkam hẻo lánh nằm sát biên giới Thái.
Năm 1995, nhà y bị tập kích, vợ chết. Duch - lúc đó cải danh là Hang Pin - bán đất dẫn con cái vào trại tị nạn Chamkar Samrong, tỉnh Battambang, sinh sống. Tại đây, cuối năm 1996, Duch gặp mục sư Christopher Lapel, một người Khmer kiều Mỹ có cha mẹ, anh chị em bị Khmer Đỏ giết chết, để xin rửa tội và thú nhận mình là Duch. Năm 1997, chiến cuộc nổ ra giữa Khmer Đỏ và chính quyền
Năm 1999, nhà báo Nate Thayer và phóng viên ảnh Nic Dunlop thuyết phục được Duch trả lời phỏng vấn trên tạp chí Kinh tế viễn Đông. Sau bài báo này, Duch trở về
ĐỒNG VỢ ĐỒNG CHỒNG PHẠM TỘI ÁC DIỆT CHỦNG
Không ai có thể tưởng tượng kẻ khởi xướng “cánh đồng giết chóc” ở Campuchia là một người phụ nữ Campuchia đầu tiên đậu bằng cử nhân Anh văn tại Trường Đại học Sorbonne danh giá của Pháp. Đó là Khieu Thirith vợ của Ieng Sary. Cả hai cưới nhau tại tòa thị chính quận 15
Khieu Thirith, năm nay 75 tuổi, là con gái thứ hai của một quan tòa ở tỉnh Battambang. Hồi thế chiến thứ hai, ông quan này bỏ mẹ con Khieu Thirith chạy theo một cô công chúa. Khieu Thirith và chị hai là Khieu Ponnary đều tốt nghiệp đại học ở Pháp.
Trở về Campuchia năm 1957, Ieng Thirith giảng dạy ở trường đại học và mở trường tư dạy Anh văn ở
Theo hồ sơ của Trung tâm Tư liệu Campuchia, một tổ chức độc lập với tòa án diệt chủng Campuchia chuyên thu thập những bằng chứng tội ác của Khmer Đỏ, với tư cách là Bộ trưởng Bộ Xã hội, Ieng Thirith đã đi thị sát vùng Tây Bắc năm 1976 để điều tra về tình hình y tế mà bà ta mô tả là kinh khủng. Nhưng quan trọng hơn cả là bà ta phát hiện trong hàng ngũ Khmer Đỏ trong vùng có “nhiều phần tử nước ngoài trà trộn trong đảng để phá hoại cách mạng”.
Trở về Phom Penh, bà ta đã báo cáo với Pol Pot phát hiện của mình và “người anh cả” của Khmer Đỏ đã dựa theo báo cáo đó để tiến hành chiến dịch thanh trừng nội bộ ở vùng Tây Bắc. Đây là một trong những thời kỳ đẫm máu nhất của chế độ Khmer Đỏ. Khoảng 17.000 “kẻ thù của cách mạng” - theo cách gọi của Pol Pot - được tập trung về nhà tù S-21 tức Tung Sleng để tra khảo và hành quyết. Trong số này, chỉ có khoảng 10 người sống sót .
Sau khi chế độ Khmer Đỏ sụp đổ, Ieng Sary và vợ vào “chiến khu” tiếp tục chống lại chính quyền Campuchia. Khi vua Sihanouk mở chiến dịch ân xá, Ieng Sary và vợ “cải tà quy chánh” và được xá tội năm 1996. Cho đến ngày bị bắt, hai vợ chồng sống trong một biệt thự to có lính gác cẩn thận. Nhiều nhân chứng sống sót dưới chế độ Khmer Đỏ tố cáo chính Ieng Sary đã thuyết phục các nhà ngoại giao, sinh viên và Khmer kiều sinh sống ở nước ngoài về nước để rồi bị giết không thương tiếc.
“ANH NĂM” KHIEU SAMPHAN
Trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao Khmer Đỏ, Khieu Samphan đứng hàng thứ năm. Khi Khmer Đỏ lên cầm quyền, thành lập Chính phủ Campuchia Dân chủ (1975-1979), ông ta giữ chức Chủ tịch đoàn nhà nước Campuchia Dân chủ. Dù tự nhận mình chỉ giữ một chức vụ “hữu danh vô thực”, Khieu Samphan không thể rũ bỏ trách nhiệm trong việc đày đọa người dân Campuchia khiến khoảng 1,7 triệu người chết oan dưới thời Khmer Đỏ.
Trong số những người Campuchia du học ở Pháp thập niên 1950, Khieu Samphan được xem là một trong những trí thức thiên tả xuất sắc của Campuchia. Khieu Samphan đậu bằng tiến sĩ kinh tế Trường Đại học Paris danh giá năm 1959 với luận án “Phát triển kinh tế và công nghiệp Campuchia” đề cao tinh thần tự chủ tự cường, chủ trương chấm dứt sự lệ thuộc về kinh tế vào các nước phát triển.
Luận án nói trên của Khieu Samphan và luận án tiến sĩ của Hou Yun - một trí thức khác của Campuchia - có tựa đề “Nông dân Campuchia và triển vọng hiện đại hóa” chính là cơ sở để Khmer Đỏ vận dụng biến nước Campuchia Dân chủ do Khieu Samphan lãnh đạo (tuy trên thực tế, Pol Pot mới là người điều hành đất nước) thành một nước tự cô lập với thế giới bên ngoài; đóng cửa tất cả trường học, bệnh viện và xí nghiệp; xóa bỏ tiền tệ, ngân hàng, tài chính; đặt ra ngoài vòng pháp luật mọi tôn giáo; tịch thu tất cả tài sản cá nhân; lùa dân vào các nông trại tập thể và bắt lao động như tù khổ sai. Kết quả: khoảng 1,7 triệu người chết vì kiệt sức, thiếu ăn, bệnh tật hoặc bị hành quyết.
Trong cuốn sách của mình, Khieu Samphan quả quyết Khmer Đỏ “chỉ muốn tốt cho Campuchia”, không hề chủ trương bỏ đói dân và giết người hàng loạt. Y còn ca tụng Pol Pot là “một người yêu nước quan tâm đến công bằng xã hội và đấu tranh chống ngoại xâm”.
YÊN LAN (tổng hợp từ NLĐ)