Thứ Ba, 08/10/2024 19:35 CH
Khô hạn và lũ lụt trên thế giới
Hàng chục triệu người sẽ phải “tỵ nạn khí hậu”
Thứ Ba, 05/06/2007 09:24 SA

070605-bang-tan.jpg

Băng tan tại Bắc cực, hậu quả của tình trạng nóng lên trên toàn cầu.

Băng tan làm thay đổi khí hậu sẽ là chủ đề chính trong buổi lễ kỷ niệm Ngày Môi trường thế giới (5-6) năm nay tổ chức tại TP Tromsoe, Na Uy.

Khẩu hiệu của Ngày môi trường thế giới năm này là “Băng tan - một chủ đề nóng?”. Không phải ngẫu nhiên mà Na Uy được chọn tổ chức sự kiện này.

Na Uy nằm cạnh khu vực Bắc cực, một khu vực đang nóng lên gấp hai lần so với thế giới và đang chứng kiến tình trạng băng tan rõ ràng nhất. Giám đốc Chương trình môi trường LHQ (UNEP), Achim Steiner cho rằng “Bắc cực và Nam cực có thể trở thành hệ thống cảnh báo sớm cho khí hậu của Trái đất”.

Tình trạng biến mất băng và tuyết hiện đang ảnh hưởng đến 4 triệu cư dân ở Bắc cực, đe dọa nghiêm trọng đến môi trường sống của các loại động vật Bắc cực. Đặc biệt gấu Bắc cực đang trên đà tuyệt chủng trong vòng vài thập niên tới khi môi trường sống của chúng bị tan chảy.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Canada, khối băng tại Greenland ở Bắc cực (nguồn nước sạch lớn thứ hai sau Nam cực) sau khi tan chảy sẽ làm mặt nước biển dâng cao thêm 7m, đe dọa nhiều khu vực ven biển trên thế giới và cả nhiều quốc đảo ở Thái Bình Dương. Đến năm 2030, Indonesia có thể sẽ bị chìm mất 2.000 hòn đảo.

Hàng chục triệu người trở thành “người tỵ nạn khí hậu” do hàng loạt các vụ khô hạn và lũ lụt gây ra. Nếu băng và tuyết tại các đỉnh núi ở châu Á tan chảy thì 40% dân số thế giới có thể bị ảnh hưởng. Thế giới phải tập trung cắt giảm lượng khí thải CO2 và duy trì ở mức hiện nay mới mong hạn chế mức tăng nhiệt độ trái đất lên 2°C. Điều này chỉ tốn 0,12 % GDP toàn cầu.

Cũng nhân Ngày môi trường thế giới năm nay, UNEP đã đưa ra bản báo cáo tựa đề: “Du lịch tại hai cực của Trái đất-thách thức cho sự phát triển bền vững”. Theo báo cáo lượng du khách đến Bắc cực tăng từ 1 triệu người những năm 1990 lên 1,5 triệu người ngày nay và số tàu du lịch tăng 430% trong vòng 14 năm qua tại Nam cực đang đe dọa môi trường hai khu vực này. Ngoài ra cơ sở hạ tầng và quản lý du lịch tại hai khu vực này cũng không theo kịp đà tăng trưởng của du khách. Bản báo cáo kêu gọi có nhiều biện pháp để xây dựng ngành du lịch bền vững tại đây.

Theo SGGPO

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek