Ông đã từng “nếm mật nằm gai” khi cầm súng chiến đấu ở các chiến trường nước bạn Lào, chiến trường miền Đông
MỘT THỜI XÔNG PHA
Ông Đặng Quốc Dụ trên đồng mía ở buôn Lê Diêm - Ảnh: N.LƯU
Trong bảng lảng sương mai, ông Dụ đưa tôi đi một vòng ao cá đang xây dựng dở dang. Ông chợt dừng lại vốc đất bờ ao trên tay, rồi ngồi, đôi mắt đăm chiêu, thẳm sâu, nói: “Mỗi lần đào đắp đất sản xuất, tôi lại nhớ đôi tay mình đã vốc từng nắm đất chôn những đồng đội như anh Nguyễn Văn Thiêm, Thái Xuân Vị, Trần Xuân Trí… hy sinh ở chiến trường nước Lào. Còn nhớ như in, trong một trận đánh lớn với bọn địch tại vùng Trung Lào, tôi thoát chết, nhưng các anh đã hy sinh anh dũng để cứu đồng đội . Tôi luôn day dứt với lòng mình là đến bây giờ vẫn chưa có dịp trở lại nước Lào để tìm lấy hài cốt các liệt sĩ ấy…”
Nhớ đồng đội, những kỷ niệm của một thời cầm súng chiến đấu ở các chiến trường ác liệt lại chợt ùa về trong ông Dụ. Ngày ấy, đang làm Bí thư Xã Đoàn, ông xung phong nhập ngũ, trở thành chiến sĩ của Tiểu đoàn D44 Hà Tĩnh vào tháng 2 năm Mậu Thân (1968). Và chỉ 4 tháng sau, ông lên đường sang chiến trường nước bạn Lào. “Trong lúc miền Nam Việt
Sau gần 2 năm hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang ở nước Lào, ông trở về làm bảo mật ở Bộ chỉ huy Quân sự Hà Tĩnh, rồi làm chính trị viên phó C2 D14 E55 F341. Đến tháng 9/1974, ông được phong hàm đại úy và được điều động tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh ở miền Đông Nam Bộ thuộc Quân đoàn 4. Cũng trong năm ấy, trong một trận đánh lớn với bọn địch ở Xuân Lộc (Đồng Nai), ông bị thương nặng phải đưa ra Bắc điều trị và an dưỡng ở Đoàn 405. Ông Dụ tâm sự: “Tôi là người luôn may mắn, luôn thoát chết trong gang tấc trước họng súng của kẻ thù. Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền
TÌM ĐƯỜNG MƯU SINH VÀ LÀM GIÀU
Sau những năm tháng làm “lính cụ Hồ”, ông Dụ trở về nhà, bắt tay vào việc khai hoang đất sản xuất nông nghiệp. Song đất Cẩm
Sau chặng đường 5 năm làm công nhân lâm trường, rồi canh tác nương rẫy trên nhiều vùng đất khác nhau ở Xuân Lộc, thu nhập của gia đình ông cũng chỉ đủ đắp đổi qua ngày, chẳng mấy sáng sủa hơn ở quê nhà. Năm 1991, ông lại đưa vợ con lên Bảo Lộc (Lâm Đồng) để sinh sống. Tại đây, ông vật lộn với nắng mưa giữa đại ngàn để trồng chè, trồng dâu nuôi tằm, nuôi heo, nấu rượu… Nhưng, vẫn không vượt cái nghèo, bởi thu nhập cũng không đủ trang trải chi phí cho vợ đau yếu và 5 đứa con ăn học! “Mình tham gia đánh thắng được giặc Mỹ, chẳng lẽ mình không đánh đuổi được “giặc đói nghèo” để nó cứ đeo bám mãi đời mình hay sao?” – ông Dụ trăn trở, day dứt. Và ông lại quyết định rời Bảo Lộc, đến lập nghiệp ở thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh vào năm 1996…
Sau mấy vụ trồng mía ở buôn Lê Diêm, ông thu lãi trên 70 triệu đồng. Từ thành công ban đầu, vụ mía năm 2000, ông dốc vốn vào phát triển trang trại mía lên 20 ha. Cứ tưởng công việc của ông thịnh đạt từ đây, nhưng đùng một cái giá mía rớt thê thảm. Vụ ấy, ông chặt mía bán không đủ trả tiền công và vận chuyển. Không chỉ trắng tay, ông còn nợ vốn vay cả trăm triệu đồng. Người làm công đến xiết luôn chiếc xe đạp cuối cùng để lấy nợ. Khi ấy, nhà nhà đổ xô phá bỏ mía để trồng cây khác, nhưng ông không nản chí, vẫn tiếp tục cần mẫn chăm sóc đồng mía. Nhiều người bảo ông “điên”! Nhưng trời không phụ lòng ông, đến vụ mía năm 2002, giá đường tăng lên cao và mía bán chạy như tôm tươi. Liên tiếp 3 vụ mía “trúng đậm”, ông không những trả hết nợ, mà còn xây được ngôi nhà mới khang trang, mua 1 xe tải để chở mía… Những năm gần đây, ông đi tiên phong “kéo” nhiều giống mía mới có năng suất cao trên 70 tấn/ha như ROC26, R570… trồng trên diện tích hơn 50ha ở thị trấn Hai Riêng và các xã EaBia, Ea Trol. Nhờ đó, mỗi năm ông thu lãi từ cây mía từ 150 – 200 triệu đồng và trở thành “triệu phú” ở thị trấn miền núi này, được công nhận là CCB sản xuất giỏi cấp quốc gia tại hội nghị CCB làm giàu tổ chức ở Hà Nội trong năm 2007.
“Sau những năm tháng sinh sống theo kiểu “du canh du cư”, bây giờ tôi quyết định trụ lại ở mảnh đất Sông Hinh này. Tôi sẽ mở rộng trang trại trồng cây, nuôi ao cá trên 2000m2 khép kín… để nâng thu nhập hàng năm lên trên 300 triệu đồng” – Ông Dụ vui sướng nói.
CỰU CHIẾN BINH GƯƠNG MẪU
Dù sống ở nhiều tỉnh với ba lần dời nhà cửa trong điều kiện hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng đến đâu ông Dụ cũng cho con đi học đàng hoàng. 2 đứa con ông tốt nghiệp đại học, 3 đứa còn lại đều học đến bậc THPT. Trong 10 năm qua, ông tham gia vào BCH Hội CCB thị trấn Hai Riêng, làm trưởng Chi hội CCB 6 (không lương bổng). Ông đã giúp hòa giải thành công hàng chục trường hợp bất đồng trong khu phố mà không cần đến sự can thiệp của chính quyền. Ông giúp hội viên CCB làm kinh tế để xoá đói giảm nghèo, giúp đỡ những người tàn tật, neo đơn, khó khăn. Ông còn sản xuất cho chi hội CCB 8 sào mía để gây quỹ sinh hoạt hàng năm. Chủ tịch Hội CCB thị trấn Hai Riêng Trần Thanh Tùng đã nhận xét: “Ông Dụ là CCB gương mẫu. Ngoài biết cách làm giàu, ông còn tích cực xây dựng hội, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư…”
Năm nay ông tròn 60 tuổi. Thương tích đã làm ông yếu đi nhiều, vậy mà ông vẫn tận tụy bên đồng mía, bên ao cá giữa đại ngàn Sông Hinh, có chút thời gian rảnh thì đi thăm hỏi các thương bệnh binh, làm công tác xã hội, từ thiện…
Ghi chép của NGUYÊN LƯU