Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, hiện nay bệnh đốm lá gây hại trên 100ha sắn giai đoạn cây con - phát triển củ tập trung ở Tây Hòa với tỉ lệ bệnh 15-26%. Bên cạnh đó, bệnh chổi rồng gây hại trên 25ha sắn đang giai đoạn phát triển củ ở các huyện Sông Hinh, Sơn Hòa với tỉ lệ bệnh 5-15%.
Theo nhận định của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, trong thời gian đến bệnh đốm lá tiếp tục phát sinh và gây hại sắn ở giai đoạn cây con - phát triển thân lá; bệnh chổi rồng gây hại trên các vùng sắn trồng sớm có sử dụng nguồn giống nhiễm bệnh. Vì vậy, bà con nông dân cần tiêu hủy triệt để các thân cây, tàn dư còn tươi của cây sắn ở các vùng đã bị bệnh, không dùng cây sắn bệnh làm giống.
HOÀI NAM